HUYỀN THOẠI MỘT THỜI XẺ DỌC TRƯỜNG SƠN

21:52 |
GAZ 69 được xem là huyền thoại trên những cung đường Trường Sơn một thời, được nhiều dân chơi săn tìm sưu tập và làm mới.
Được nhập về Việt Nam với mục đích chính là phục vụ quốc phòng nên GAZ 69 chủ yếu "biên chế" trong quân đội, chỉ có một số lượng rất ít được sử dụng trong dân sự. Vì vậy, số lượng GAZ 69 có giấy tờ hoàn chỉnh trong dân chúng rất hiếm.


GAZ 69 được sản xuất tại nhà máy GAZ (Gorkovsky Avtomobilny Zavod) trong các năm từ 1953-1954. Từ 1955-1972, xe được sản xuất bởi hãng UAZ. Về sau, loại xe này được cấp giấy phép sản xuất ở Rumania.


GAZ 69 có chiều dài 3,85m rộng 1,75m với phiên bản GAZ 69 cao 2,03m và phiên bản GAZ 69A cao 1,92m. Trọng lượng không tải của xe là 1.535 kg, bình xăng 48 lít, xi-lanh 2.120cc động cơ 55 mã lực và có hộp số 4 cấp. Ảnh: Khoang động cơ của GAZ 69.


Phiên bản GAZ 69 còn được gọi là "GAZ đít vuông" dùng chuyên chở binh lính có 2 cửa và 1 cốp cùng 2 dãy ghế đối diện nhau. Xe có thể chở được 8 binh lính. Ảnh: Một chiếc "GAZ đít vuông" của Rumania.

\

Phiên bản GAZ 69A còn được gọi là "GAZ đít tròn" dùng cho cấp cho sĩ quan và các cán bộ cao cấp khác trong quân đội. Xe có 4 cửa và 1 cốp, chở được 5 người. Ảnh: Một chiếc "GAZ đít tròn".

Bởi thường là xe quân sự nên sau khi hoàn thành nhiệm vụ, GAZ được đưa đến các bãi phế liệu.

Nhưng đối với dân chơi xe, việc sở hữu một chiếc GAZ 69 là niềm mơ ước lớn và không phải muốn là được, đôi khi còn phụ thuộc vào duyên của chủ xe với GAZ 69.


Không phổ biến nhiều như Jeep của Mỹ nhưng với vẻ lạ mắt của dòng xe mang đậm chất Xô Viết, GAZ 69 vẫn hút hồn không biết bao người đam mê dòng xe này. Ảnh: Khoang lái của GAZ 69.


Vì lẽ đó, rất nhiều người đã bỏ công sức và tiền của để truy lùng và tìm mua bằng được những chiếc "Jeep Liên Xô" này. Không có gì thú vị hơn khi cùng một chiếc GAZ 69 dạo phố và ai cũng phải ngoái nhìn.


Thời gian gần đây, nhiều chiếc GAZ 69 oai hùng một thời được dân chơi phục chế.



Ngày trước, GAZ 69 oai hùng ngang dọc Trường Sơn thì ngày nay GAZ 69 vẫn làm ngẩn ngơ những con tim yêu xe.
Nhiều người nhớ đến GAZ 69 như một người hùng của Trường Sơn, như một minh chứng cho thời kỳ chiến tranh ác liệt nhưng hào hùng của dân tộc Việt Nam.
Read more…

HƯƠNG VỊ MIỀN BẮC TRONG LÒNG SÀI GÒN

21:44 |

Ngay giữa lòng Sài Gòn bạn vẫn có thể thưởng thức mỳ chũ hay lẩu vịt om sấu ngon miệng. 

Sợi mỳ Chũ của đất Bắc Giang xuất hiện giữa lòng Sài Gòn.
Sợi mỳ Chũ của đất Bắc Giang xuất hiện giữa lòng Sài Gòn.
Nằm ngay con đường một chiều Mạc Đĩnh Chi, nơi tập trung rất nhiều các cao ốc văn phòng nên quán nhỏ này thu hút thực khách nhờ những món ăn mang đậm hương vị truyền thống và tinh tế của vùng Bắc bộ.
Nhìn qua menu của quán, bạn có thể nhận thấy khá nhiều món ăn nổi danh đất Bắc như bún cá rô, bánh đa cá, miến trộn… với hương vị mang đậm nét đặc trưng của người miền Bắc. Nếu là người sành về ẩm thực Bắc bộ, thực khách có thể dễ dàng nhận thấy nước dùng trong các món ăn ở quán đều được sử dụng là nước ninh xương nên mang đến vị ngọt thanh tự nhiên và không tạo cảm giác ngấy đúng chất Bắc bộ.
Ở quán cũng có khá nhiều món ăn gây tò mò cho thực khách như mỳ chũ, mỳ tim… Theo chủ quán, mỳ chũ là một loại mì đặc trưng của Bắc Giang, sợi mì được làm từ bột gạo, có màu trắng đục, khi ăn hơi dai dai… Món này được ăn kèm với nước dùng, thịt ba rọi áp chảo cùng ít cải con.
m-tim-1-9176-1425027690.jpg
Nếu mỳ chũ gây tò mò, thì mì tim cũng mang đến sự ngạc nhiên không kém. Món ăn là sự kết hợp giữa những sợi mì trứng tươi, cùng tim, cải con và nước dùng. Đơn giản là thế nhưng chỉ đến khi thưởng thức món ăn, bạn mới cảm nhận được hết cái giòn sần sật của tim, cái mềm mềm của mì trứng, vị nồng của cải con hòa trong vị thanh ngọt tự nhiên của nước dùng một cách hài hòa, thơm ngon.
Không chỉ có các món ăn văn phòng, thực đơn của quán còn hấp dẫn với các món lẩu đặc trưng của Hà thành như: lẩu vị om sấu, lẩu ếch măng chua hay lẩu riêu cua sườn sụn… Trong cái khí trời Sài Gòn những ngày mát mẻ, được ngồi quây quần cùng bạn bè bên nồi lẩu bốc khói để thưởng thức cái vị chua thanh của sấu trong món lẩu vịt, cái giòn sần sật của sườn sụn trong món lẩu riêu hay cái chua nồng của lẩu ếch măng chua thì không còn gì thú vị bằng.
Lẩu vịt om sấu - món đi xa là nhớ của người Hà Nội.
Lẩu vịt om sấu - món đi xa là nhớ của người Hà Nội.
Đặc biệt, với những thực khách thích món nướng thì món bò nầm nướng thơm nức ở quán thật khó bỏ qua. Đây là một món ăn chơi khá hấp dẫn có nguồn gốc từ đất Hà thành và đang được các tín đồ ăn vặt ở Sài Gòn ưa thích. Thành phần món ăn được tạo nên từ thịt bò, thịt ba chỉ và nầm. Các nguyên liệu trên được tẩm ướp với một loại nước sốt riêng biệt.
Ngoài ra, món này còn được điểm xuyết thêm một ít rau củ như hành tây, hành tím, đậu bắp, nấm kim châm... vừa tăng thêm sự ngon miệng vừa không tạo cảm giác ngấy. Điểm hấp dẫn của món ăn là thực khách được tự tay nướng tại bàn trên chiếc chảo gang được bọc giấy bạc. Đây là điểm khác biệt của quán Lim so với các quán khác. Việc sử dụng giấy bạc giúp món ăn không bị cháy khét, tạo sự an tâm về sức khỏe cho thực khách khi ăn.
bo-nam-nuong-1-6225-1425027690.jpg
Món nướng có gia vị ướp đậm đà, thơm ngon.
Không chỉ có món ăn ngon, không gian của quán cũng rất sạch sẽ và thoáng mát. Đặc biệt, quán có sân thượng với không gian thoáng đãng rất được thực khách ưa thích khi ghé đến quán.
Địa chỉ: Quán Lim - 31 Mạc Đĩnh Chi, phường Đa Kao, quận 1.
Read more…

NỮ TƯỚNG HUYỀN THOẠI

20:53 |
Người con gái bến Tre và sự giác ngộ cách mạng
Nữ tướng Nguyễn Thị Định sinh ngày 15-3-1920 tại xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Bà là út của 10 anh em trong gia đình nông dân giàu lòng yêu nước và cách mạng. Thuở nhỏ, bà phải sống trong xã hội thực dân và phong kiến, gia đình đông con nên khó có điều kiện cắp sách đến trường như bao người khác. Bổn phận là anh, hơn nữa thương em nhiều nên anh Ba (Ba Chẩn) đã dạy bà học cho biết cái chữ tại nhà. Tuy không học được nhiều nhưng bà rất thông minh, nhạy cảm và hiểu biết đủ điều, thích đọc nhiều truyện, đặc biệt là truyện Lục Vân Tiên của cụ Nguyễn Đình Chiểu. Những nhân vật, những hình ảnh, những cuộc đời trong truyện gợi cho bà có một ước mơ vươn đến cuộc sống cao đẹp, gieo trong lòng bà tình thương sâu sắc đối với tầng lớp nghèo trong xã hội và căm ghét những cảnh bất công.
Cứ mỗi ngày đem cơm, nước cho anh Ba trong tù, tận mắt chứng kiến cảnh lính Pháp tra tấn, đánh đập dã man, thân hình bầm tím, máu chảy loang trên nền xi măng thì lòng bà lại quặn đau như thắt. Lúc này bà mới hiểu các anh bị bắt, bị đánh đập là vì làm việc cứu nước, cứu dân, chống lại Pháp, chống lại chủ điền. Từ đó bà hiểu nhiều về nỗi nhục mất nước, người giàu ức hiếp người nghèo và cần phải chống lại chúng.
Quá trình hoạt động các mạng của nữ tướng Nguyễn Thị Định
Năm 1936, vừa tròn 16 tuổi, bà bắt đầu tham gia cách mạng. Hai năm sau (1938) bà được đứng vào hàng ngũ Đảng Cộng Sản Đông Dương. Cũng trong thời gian này, bà xây dựng gia đình với ông Nguyễn Văn Bích – Tỉnh ủy viên tỉnh Bến Tre, được không bao lâu thì chồng bị Pháp bắt đày đi Côn Đảo và hy sinh tại đó. Nhận được tin chồng hy sinh, lòng căm thù của bà lại nhân gấp bội. Bất chấp con còn nhỏ, gởi lại mẹ chăm sóc, bà thoát ly tham gia họat động cách mạng tại tỉnh nhà.
Năm 1940, bà lại bị Pháp bắt và biệt giam tại nhà tù Bà Rá, tỉnh Sông Bé (nay thuộc tỉnh Bình Phước). Ba năm tù cũng là ba năm họat động kiên cường, bất khuất của bà trong nhà tù. Năm 1943, ra tù trở về Bến Tre, bà liên lạc với tổ chức Đảng, chính quyền cách mạng của tỉnh và tham gia giành chính quyền vào tháng 8-1945. Tuy còn ít tuổi nhưng nhờ có ý chí kiên cường, lòng yêu nước mãnh liệt, lại nhiều mưu trí nên bà được Tỉnh ủy chọn làm thuyền trưởng chuyến đầu tiên vượt biển ra Bắc báo cáo với Đảng và Bác Hồ về tình hình chiến trường Nam bộ và xin vũ khí chi viện. Từ đó tên tuổi của bà đỏ thắm “đường Hồ Chí Minh trên biển”.
Trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ-Diệm ác liệt, với luật 10/59 của Ngô Đình Diệm, địch cứ truy tìm quyết liệt, chúng còn treo giải thưởng cho ai bắt được bà. Nhưng chúng đã không làm gì được bà vì bà luôn thay hình đổi dạng, có lúc giả làm thầy tu, thương buôn, lúc làm nông dân… và luôn được sự đùm bọc của những gia đình cơ sở cách mạng, của những người mẹ, người chị để qua mắt kẻ địch. Sự thắng lợi của phong trào Đồng Khởi Bến Tre (17-1-1960) đã trở thành biểu tượng kháng chiến kiên cường bất khuất, tiêu biểu cho phong trào cách mạng miền Nam, chuyển từ thế phòng ngự, bảo toàn lực lượng, sang thế tấn công, dẫn đến thắng lợi hoàn toàn. Đồng Khởi Bến Tre còn thể hiện rõ phương châm đánh địch bằng ba mũi giáp công, đặc biệt là phong trào đấu tranh chính trị, binh vận của đội quân tóc dài.
Sinh thời, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã từng nói: “Một người phụ nữ đã chỉ huy thắng lợi cuộc Đồng Khởi ở Bến Tre thì người đó rất xứng đáng được làm tướng và ở trong Bộ Tư lệnh đánh Mỹ”. Thế là, giữa năm 1961, bà được điều động về làm việc ở Bộ Tư lệnh miền Nam cho đến cuối năm 1964 với chức danh Bí thư Đảng–Đoàn, Chủ tịch Hội Phụ nữ. Năm 1965, bà được giao giữ chức Phó Tổng Tư lệnh quân giải phóng miền Nam đến năm 1975. Bà đã được Bác Hồ xem như một vị tướng. Bác nói: “Phó Tổng tư lệnh quân giải phóng miềm Nam là cô Ngyễn Thị Định, cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng quân gái như vậy. Thật vẻ vang cho cả miền Nam, cho cả dân tộc ta”.
Năm 1974, Bà được phong quân hàm Thiếu tướng, mặc dù là tướng, Phó Tổng tư lệnh quân giải phóng miền Nam nhưng bà rất nhân ái, rộng lượng, bao dung, sống chan hòa với mọi người, luôn thể hiện đậm nét là một người đồng đội, người chị, người mẹ hiền, tận tụy chăm sóc từ cơm ăn, áo mặc cho các chiến sĩ nhất là nam giới; những nỗi đau, mất mát và sự hy sinh cao cả của nhân dân được bà cảm nhận và chia sẽ một cách tinh tế và kịp thời. Đó là đức tính cách mạng của nữ tướng Nguyễn Thị Định đã được soi sáng nhân cách làm người cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Nữ tướng anh hùng, trung hậu, đảm đang
Từ sau ngày miền Nam được giải phóng, thống nhất đất nước, Bà Định đã giữ nhiều chức vụ trọng trách mới cùng Đảng và Nhà nước ta lãnh đạo thành công việc thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển đất nước. Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, nhất là sự nghiệp đổi mới đất nước bà quan hệ và làm việc với nhiều nước trên thế giới. Bà nhận được nhiều phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước ta cũng như thế giới đã trao tặng.
Trung với Đảng, hiếu với dân suốt đời hy sinh cho sự nghiệp cách mạng cao cả, trước lúc mất (2 ngày), bà còn đến thăm và làm việc với lãnh đạo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhưng do tuổi cao, sức yếu, lại thêm căn bệnh đau tim nên lúc 22 giờ 50 phút ngày 26 tháng 8 (tức 28/7 al ) năm 1992, bà đã vĩnh biệt chúng ta và yên nghỉ tại Nghĩa trang Thành phố HCM.
Với 72 tuổi đời, 56 năm họat động cách mạng trung kiên, mẫu mực, suốt đời phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng phụ nữ với đức tính khiêm tốn, vị tha, nhân hậu, giản dị, dịu hiền và luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, bà Ba Định đã là người phụ nữ tiêu biểu nhất, xứng đáng với tám chữ vàng mà Bác Hồ kính yêu đã tặng cho phụ nữ Việt Nam “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
Để tri ân công lao đóng góp của nữ tướng Nguyễn Thị Định. Ngày 30-8-1995, bà được Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. GS Trần Văn Giàu nói “Những người như chị sống làm tướng, chết thành thần”. Đúng vậy, đền thờ bà đã được xây dựng và khánh thành vào ngày 20-12-2003 để nhân dân đến viếng và thắp hương tưởng niệm. Tiếp đến, ngày 8-4-2007, Bộ Quốc phòng đã tặng tượng đồng chân dung nữ tướng trong trang phục áo bà ba, khăn rằn quấn cổ đặt tại đền thờ (tượng cao 1m75, nặng 1.025 kg, tác giả là trung tá Nguyễn Phước Tùng – Bảo tàng Lịch sử Quân đội Nhân dân Việt Nam)

Read more…

TRƯỜNG SA NĂM 1988

15:09 |
Ngày 29/4/2015 là ngày kỷ niệm 40 năm giải phóng quần đảo Trường Sa. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã thần tốc, táo bạo, bất ngờ phối hợp cùng với một số đơn vị của Quân khu 5 tiến công giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Đây là trang chói lọi trong lịch sử nước nhà, là tiền đề để ngày hôm nay chúng ta tiếp tục giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Tháng 5/1988, Bộ Quốc phòng cùng với Quân chủng Hải quân tổ chức một chuyến ra thăm Trường Sa trên 2 tàu 861, 961, nhân dịp 13 năm giải phóng Trường Sa và ít ngày sau chiến sự Gạc Ma 14/3/1988.
biên giới, Trường Sa, 1988, hải quân, lịch sử
Các chiến sĩ trên đảo Trường Sa Lớn (năm 1988 còn gọi là đảo Trường Sa)
Trên chuyến đi ấy có nhà báo Nguyễn Viết Thái, khi ấy là phóng viên phụ trách mảng nội chính, quân đội của báo Phú Khánh, và ông đã ghi lại những hình ảnh quý giá về cuộc sống của những chiến sĩ ở Trường Sa những ngày tháng ấy. Những người lính mà theo miêu tả của nhà báo Nguyễn Viết Thái là “thiếu thốn nhiều thứ, lưng đội nắng cháy, đối mặt với sóng dữ, vô vàn hiểm nguy nhưng vẫn lạc quan, lãng mạn vô cùng”.
39 năm sau khi giải phóng quần đảo Trường Sa, đời sống của những chiến sĩ nơi đây bớt thiếu thốn, khó khăn hơn. Ngược dòng thời gian 26 năm trước, những bức ảnh của nhà báo Nguyễn Viết Thái đã ghi lại đời sống của những người lính đảo ngày ấy, tháng 5/1988.
Thethaovanhoa.vn xin gửi đến quý độc giả những hình ảnh ấy, để độc giả có thể hình dung được những gian khổ, hiểm nguy, khó khăn của những người lính đảo đang ngày đêm bảo vệ đảo xa nơi đầu sóng, ngọn gió của Tổ quốc thân yêu. Bản quyền toàn bộ hình ảnh thuộc về nhà báo Nguyễn Viết Thái.
biên giới, Trường Sa, 1988, hải quân, lịch sử
Ngày 4/5/1988,khởi hành từ Cam Ranh (Khánh Hòa) trên 2 tàu 961 và 861. Trong đó, tàu 961 chở đoàn phóng viên, quay phim, văn công, nhạc sĩ và một số sĩ quan các binh chủng còn tàu 861 chở Đại tướng Lê Đức Anh (khi ấy là Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng) và Đô đốc Giáp Văn Cương (Tư lệnh Hải quân) cùng nhiều sĩ quan cao cấp của các binh chủng.
biên giới, Trường Sa, 1988, hải quân, lịch sử
Sau hành trình hơn 250 hải lý, đến 8 giờ ngày 6/5, đoàn đến điểm đầu tiên của chuyến công tác, đó là đảo Đá Lát. Tại đây, nhà báo Nguyễn Viết Thái đã chụp được bức ảnh này và đặt tên là “Chiến sĩ trẻ trên đảo Đá Lát”. “Đây là một trong những bức hình tôi tâm đắc nhất chuyến đi, vì nó thể hiện được sự lạc quan của những người lính trẻ trước nắng cháy đảo xa và vô vàn hiểm nguy nơi đầu sóng, ngọn gió” - Nhà báo Nguyễn Viết Thái chia sẻ.
Điểm đến tiếp theo là đảo Trường Sa Lớn (khi ấy còn gọi là đảo Trường Sa).
biên giới, Trường Sa, 1988, hải quân, lịch sử
Những người lính đào công sự trên đảo Trường Sa Lớn. Tinh thần sẵn sàng chiến đấu luôn được đề cao,…
biên giới, Trường Sa, 1988, hải quân, lịch sử
…điều đó thể hiện ở những bữa cơm vội vã ngay trên mâm pháo như thế này.
biên giới, Trường Sa, 1988, hải quân, lịch sử
Tháng 5/1988, toàn cảnh đảo Phan Vinh – hòn đảo mang tên người thuyền trưởng tàu không số.
biên giới, Trường Sa, 1988, hải quân, lịch sử
Đại tướng Lê Đức Anh (đeo kính, ngồi giữa) và Đô đốc Giáp Văn Cương (ngoài cùng, bên phải) chụp ảnh lưu niệm cùng các chiến sĩ trên đảo Phan Vinh.

biên giới, Trường Sa, 1988, hải quân, lịch sử
Chiến sĩ trên đảo Phan Vinh dùng lưới bắt cá.

biên giới, Trường Sa, 1988, hải quân, lịch sử
Toàn cảnh đảo Thuyền Chài. Từ trái qua là nhà cao chân (cách gọi của lính đảo), làm bằng gỗ với các chân bằng gỗ, rộng chừng 30m2, lợp mái tôn, sàn ghép gỗ. Tiếp theo là nhà lâu bền thế hệ đầu tiên, làm bằng đá chẻ. Cuối cùng là một chiếc xà lan (anh em lính đảo khi ấy thường gọi là pông – tông), được neo chặt xuống rặng san hô bằng nhiều chiếc mỏ neo, mỗi cái nặng 1 tấn. Trên pông-tông có khoang chứa thực phầm, không gian sinh hoạt và nhiều dụng cụ khác.
biên giới, Trường Sa, 1988, hải quân, lịch sử

Lễ chào cờ đầu tuần trên đảo Thuyền Chài, được tổ chức trên pông-tông của đảo.
biên giới, Trường Sa, 1988, hải quân, lịch sử

Đô đốc Giáp Văn Cương thị phạm trong một buổi tập bắn đạn thật.
biên giới, Trường Sa, 1988, hải quân, lịch sử
Lính đảo giải trí và tránh cái nắng cháy da tại tầng dưới của nhà cao chân trên đảo Thuyền Chài. Giải trí khi đó chỉ có nghe băng cát-xét, đánh đàn hoặc đọc thư, đọc báo… “Mỗi tờ báo ra đến đảo là anh em chuyền tay nhau đọc đến nát tờ báo vì cả năm mới có vài chuyến tàu ra thăm đảo đem theo thực phẩm, thư từ, sách báo…” – Nhà báo Nguyễn Viết Thái nhớ lại.
biên giới, Trường Sa, 1988, hải quân, lịch sử
Mỗi chuyến thăm đảo đều có các đội chiếu video đi theo để phục vụ lính đảo. Xem video thời đó là một món giải trí “xa xỉ” của của các chiến sĩ Trường Sa.
biên giới, Trường Sa, 1988, hải quân, lịch sử
Lau chùi, bảo quản vũ khí dưới cái nắng gay gắt và sóng biển ầm ào của Trường Sa.
biên giới, Trường Sa, 1988, hải quân, lịch sử
Anh em chiến sĩ các đảo chìm khi ấy sống và chiến đấu tại các nhà cao chân như thế này. “Chẳng khác gì một chiếc lá mong manh trước bão tố, sóng dữ đại dương” – Nhà báo Nguyễn Viết Thái miêu tả. Ảnh chụp tại đảo Đá Đông, tháng 5/1988.
biên giới, Trường Sa, 1988, hải quân, lịch sử
Sau nhà cao chân, một số đảo, điểm đảo được sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Chính phủ để xây dựng nhà đá chẻ (nhà lâu bền thế hệ thứ nhất). Trong ảnh: Xây dựng nhà đá chẻ tại đảo Tiên Nữ.
biên giới, Trường Sa, 1988, hải quân, lịch sử
Anh em chiến sĩ công binh tắm rửa sau 1 ngày trần mình dưới nắng cháy và sóng biển. Ở Trường Sa khi ấy, tắm nước ngọt là một điều xa xỉ…
biên giới, Trường Sa, 1988, hải quân, lịch sử
… và những bữa cơm đạm bạc để chuẩn bị cho một ngày mai căng mình với đá hộc, nắng cháy.
biên giới, Trường Sa, 1988, hải quân, lịch sử
Cố nhạc sĩ Xuân An (người đang ôm đàn, tác giả bài hát “Mưa Trường Sa”) và ca sĩ Thanh Thanh – đoàn ca múa nhạc Hải Đăng, hát cho chiến sĩ Trường Sa nghe bên mâm pháo.
biên giới, Trường Sa, 1988, hải quân, lịch sử






Ca sĩ Thanh Thanh vừa hát, vừa tranh thủ khâu áo cho anh em lính đảo.
(Theo Thể thao văn hóa)
Read more…

BỞI LỚN RỒI NÊN THÈM BÉ MÃI THÔI

14:56 |
BỞI LỚN RỒI NÊN THÈM BÉ MÃI THÔI

Bởi lớn rồi nên thèm được bé thơ
Cởi truồng tắm mưa, bắt chuồn chuồn cắn rốn
Đánh đáo, bắn bi...luôn thấy mình bận rộn
Thi thoảng dỗi hờn, giả vờ ốm, nhịn ăn.
Bởi lớn rồi nên thèm những khoảng sân
Đuổi bắt tung tăng, cười rộn vang xóm nhỏ
Tối tối rủ nhau tới các nhà trêu chó
Chó sủa dồn theo..co giò chạy...hết hồn.
Bởi lớn rồi nên thèm búp đòng non
Thèm hái lá đa làm cả đàn trâu cụ
Thèm nằm cạnh bà, được bà xoa lưng ngủ
Thèm nghe tiếng ai ru con giữa trưa hè.
Bởi lớn rồi nên thèm được lắng nghe
Ông kể ngày xưa đi lính về đen lắm
Ông bà yêu nhau, bàn tay không dám nắm
Mỗi lần gặp nhau...là cúi mặt, cười cười.
Bởi lớn rồi nên thèm bé mãi thôi
Thèm được vô tư như cái thời thơ dại
Thèm được yên bình ở bên gia đình mãi
Thèm được yêu thương mà chẳng phải nghi ngờ.
Lai Ka

Read more…

THÁNG 3 HÀ NỘI

14:24 |
Những ngày sau Tết, Hà Nội đón xuân với sự đỏng đảnh của thời tiết. Hôm thì nắng ấm, trời xanh, hôm lại se se trong tiết mưa phùn. Và thiên nhiên cũng  hé lộ một vài thay đổi nhỏ: mùa lá đỏ đang về...

Nhiều người bảo, cây xanh là một phần văn hóa Hà Nội, nhưng ngay cả khi chúng không xanh mà chuyển sang màu đỏ, màu vàng, thậm chí khẳng khiu trơ trụi lá, chúng vẫn tạo nên nét đẹp, nét duyên đặc biệt của Hà Nội. Những ngày này, màu đỏ đã về trên nhiều con phố lớn, nhỏ của Thủ đô. Những tán cây dần chuyển màu rực rỡ, báo hiệu thời khắc chuyển mùa đẹp nhất trong năm đã tới. 
Ngắm Hà Nội đẹp như tranh mùa cây thay màu lá 1
Quanh hồ Gươm, những tán lộc vừng đã trở thành một bản "hòa ca" của sắc vàng lấm tấm, của màu đỏ đượm nồng, của sắc xanh mơn mởn.


Ngắm Hà Nội đẹp như tranh mùa cây thay màu lá 2
Cây già nua dễ đến vài trăm năm tuổi, nhưng sức sống vẫn vẹn nguyên vào buổi xuân về.
Ngắm Hà Nội đẹp như tranh mùa cây thay màu lá 3
Dừng bước bên bờ hồ Hoàn Kiếm những ngày này, ta dễ bắt gặp những nét mảnh khảnh của lá, của nhánh cành in bóng xuống mặt hồ...
Ngắm Hà Nội đẹp như tranh mùa cây thay màu lá 4
  ... như thể hồ và cây đang cùng nhau họa một bức tranh xuân.

Ngắm Hà Nội đẹp như tranh mùa cây thay màu lá 5
Lá như thắp lửa ấm nồng cả góc phố.

Ngắm Hà Nội đẹp như tranh mùa cây thay màu lá 6
Làm duyên trên những mái ngói nâu... 

Ngắm Hà Nội đẹp như tranh mùa cây thay màu lá 7
... hay vẽ màu trầm mặc lên những ban-công Hà Nội.

Ngắm Hà Nội đẹp như tranh mùa cây thay màu lá 8
Những cây bàng cũng trút hết những chiếc lá của mùa cũ để ít hôm nữa thôi, sẽ đón chào những lộc biếc non tơ. 

Ngắm Hà Nội đẹp như tranh mùa cây thay màu lá 9


Ngắm Hà Nội đẹp như tranh mùa cây thay màu lá 10
Những hàng cây "đua" nhau đỏ rực khiến Hà Nội đẹp đến nao lòng. Cảnh sắc Châu Âu giữa một Hà Nội cổ kính khiến bao người xao xuyến.

Ngắm Hà Nội đẹp như tranh mùa cây thay màu lá 11


Ngắm Hà Nội đẹp như tranh mùa cây thay màu lá 12

Ngắm Hà Nội đẹp như tranh mùa cây thay màu lá 13
Vẻ đẹp quyến rũ của Hà Nội mùa thay lá mời gọi các bạn trẻ ghi lại những khoảnh khắc thanh xuân.

Ngắm Hà Nội đẹp như tranh mùa cây thay màu lá 14
Nhiều cặp đôi cũng tranh thủ thời khắc đặc biệt này để chụp ảnh cưới.
Ngắm Hà Nội đẹp như tranh mùa cây thay màu lá 15
Đương nhiên, các tay máy cũng không thể cưỡng lại hiện tượng kỳ thú của thiên nhiên lúc giao mùa.
Ngắm Hà Nội đẹp như tranh mùa cây thay màu lá 16
Những hàng cây ven hồ như thắp nến cả khung trời thi vị. 

Ngắm Hà Nội đẹp như tranh mùa cây thay màu lá 17
Người ta cũng có thể bắt gặp những màu vàng rực rỡ không kém.
Ngắm Hà Nội đẹp như tranh mùa cây thay màu lá 18
Những sớm mùa xuân hửng nắng nhưng còn vương hơi lạnh, ngước mắt lên trời thấy tấm màn sắc màu đẹp đến ngỡ ngàng..
Ngắm Hà Nội đẹp như tranh mùa cây thay màu lá 19
... ngó xuống chân là thảm vàng êm ái, ta lại thấy một Hà Nội dịu dàng, bình yên.
Ngắm Hà Nội đẹp như tranh mùa cây thay màu lá 20
Những ngày trời bất chợt buông nắng, lá càng rụng nhiều, hình ảnh một cụ ông đi dưới thảm lá khiến những vòng quay của cuộc sống như chậm lại.
Ngắm Hà Nội đẹp như tranh mùa cây thay màu lá 21
... ngẩng mặt đón làn gió hây hẩy thổi, ta tưởng như đang ở giữa mùa thu.


Ngắm Hà Nội đẹp như tranh mùa cây thay màu lá 22
Chen với sắc đỏ của cây lá buổi xuân sớm là trắng muốt hoa sưa tháng ba. 

Ngắm Hà Nội đẹp như tranh mùa cây thay màu lá 23
Sưa rắc "phấn" lên những cung đường, rơi lả tả trên vai áo, vương vấn trên tóc người, như báo hiệu một mùa xuân tinh khôi.

Ngắm Hà Nội đẹp như tranh mùa cây thay màu lá 24
Những hàng bằng lăng "bướng bỉnh" đã trút gần hết lá, còn trơ lại những nhánh cành khẳng khiu và những trái già xam xám, có lẽ vẫn nán chờ những cơn mưa phùn và nắng ấm để đâm chồi nảy lộc.

Ngắm Hà Nội đẹp như tranh mùa cây thay màu lá 25
Những chồi non mơn mởn đã nhú, chưa đủ xanh để bừng lên màu xanh căng tràn nhựa sống, nhưng cũng đủ làm tín hiệu reo mừng: xuân đã tràn về phố.

Ngắm Hà Nội đẹp như tranh mùa cây thay màu lá 26
Vài hôm nữa thôi, khi những chiếc lá đỏ cuối cùng rời cành, tấm áo đỏ - vàng pha chút đen xám của những nhánh cành khẳng khiu sẽ lùi bước... 

 Ngắm Hà Nội đẹp như tranh mùa cây thay màu lá 27
...nhường chỗ cho màu xanh của chồi biếc, của một vẻ đẹp khác tràn về Hà Nội.
 
Theo H.T. Ảnh: Lam Thanh & Lê Đức
Read more…