CHIẾN DỊCH TRỊ - THIÊN 1975

21:23 |
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 thật sự là một trận quyết chiến chiến lược vĩ đại nhất của quân và dân ta trong thế kỷ 20; trong đó, Trị - Thiên là một trong những chiến dịch giành thắng lợi lớn và triệt để nhất, có ý nghĩa chiến lược và chính trị rất quan trọng, góp phần xứng đáng vào thắng lợi trọn vẹn của Ðại thắng mùa Xuân 1975.

Chỉ sau 21 ngày đêm chiến đấu (từ ngày 5 đến 25-3-1975), quân và dân Trị - Thiên - Huế và Quân đoàn 2 (Binh đoàn Hương Giang) đã nhanh chóng đập tan hệ thống căn cứ quân sự trọng yếu, tiêu diệt và làm tan rã hoàn toàn một bộ phận bộ máy quân sự lớn, gồm nhiều đơn vị sừng sỏ, một phần lực lượng tổng dự bị chiến lược cùng nhiều loại vũ khí, trang bị và phương tiện quân sự hiện đại của đội quân Việt Nam cộng hòa (1). Thắng lợi của Chiến dịch Trị - Thiên là đòn phủ đầu đích đáng giáng vào kế hoạch phòng thủ co cụm chiến lược mới của địch ở vùng đồng bằng duyên hải miền trung. Bởi, ngay từ khi nhận thấy Tây Nguyên thất thủ, đế quốc Mỹ và đội quân Việt Nam cộng hòa đã chủ trương lấy Trị - Thiên - Huế làm một trong những trung tâm phòng ngự cố thủ, án ngữ ở phía bắc để che chở và bảo vệ căn cứ hậu cần, kỹ thuật chiến lược khu vực miền Trung của chúng (trọng tâm là Huế và Ðà Nẵng).
Thực hiện mệnh lệnh tác chiến của Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh: "Trị - Thiên - Huế phải tiến hành các chiến dịch tổng hợp cả quân sự và chính trị, bằng lực lượng cả chủ lực của Bộ, của địa phương Quân khu, phối hợp chặt chẽ giữa ba thứ quân, ba mũi giáp công. Trong chiến dịch tổng hợp đó phải nhằm: tiêu diệt và làm tan rã một phần quan trọng sinh lực địch, phải diệt gọn được từng tiểu đoàn, trung đoàn địch; tạo điều kiện đánh bại cơ bản kế hoạch bình định của địch ở đồng bằng, giành phần lớn nhân dân, giành quyền làm chủ; khi địch đã hoang mang dao động mạnh thì phải nhanh chóng chớp lấy thời cơ, tiến lên hành động mạnh bạo, giành thắng lợi lớn nhất. Phải có hai kế hoạch: kế hoạch "cơ bản" và kế hoạch "thời cơ"... "(2); các lực lượng vũ trang và nhân dân Trị - Thiên cùng Quân đoàn 2 (binh đoàn chủ lực cơ động của Bộ đứng chân trên địa bàn) khẩn trương xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược năm 1975.
Chủ động nắm bắt sự chuyển biến tình hình, Quân khu Trị - Thiên và Quân đoàn 2 đã nhạy bén trước thời cơ lớn xuất hiện, nhanh chóng quán triệt và hạ quyết tâm tập trung lực lượng ba thứ quân, tranh thủ thời cơ thuận lợi năm 1975, đẩy mạnh tiến công tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, đánh bại về cơ bản kế hoạch bình định của chúng ở Trị - Thiên. Khi quân địch thất thủ ở Buôn Ma Thuột, tiếp đến là đòn phản kích của Sư đoàn 23 bị đập tan, chúng vỡ trận và nhanh chóng rút khỏi Tây Nguyên, thời cơ giải phóng hoàn toàn Trị - Thiên - Huế và các tỉnh đồng bằng duyên hải miền trung xuất hiện. Ngay lập tức Quân khu Trị - Thiên và Quân đoàn 2 thực hiện kế hoạch chia cắt chiến lược, cô lập Huế.
Nắm chắc thời cơ, chấp hành nghiêm chỉnh chỉ thị của cấp trên, Quân khu Trị - Thiên và Quân đoàn 2 chủ động, tích cực hành động táo bạo, linh hoạt và sáng tạo, quyết tâm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao. Theo đó, Quân đoàn 2 sử dụng Sư đoàn 325 nhanh chóng tiến công quân địch, khẩn trương phát triển ra chiếm giữ quốc lộ số 1, chặn cắt đường cơ động của chúng. Sư đoàn 324 chỉ để lại một bộ phận lực lượng thích hợp kìm giữ, thu hút, giam chân địch ở núi Bông, núi Nghệ, điểm cao 303, còn đại bộ phận lực lượng thần tốc cơ động xuống đánh địch ở vùng đồng bằng. Tận dụng thời cơ, hành động quyết đoán, táo bạo, bất ngờ nên các đơn vị của Quân khu Trị - Thiên và Quân đoàn 2 đã thực hiện bao vây được quân địch cả trên bộ và ven biển, làm tiêu hao và đánh tan sư đoàn 1 bộ binh, lữ đoàn 147 thủy quân lục chiến quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn tỉnh Thừa - Thiên, chiếm thành phố Huế hầu như nguyên vẹn.
Cũng cần phải nói thêm rằng, đòn tiến công của bộ đội chủ lực và địa phương không chỉ đóng vai trò quyết định trong việc tiêu diệt địch, mà còn tạo ra thời cơ và thực sự là "đòn xeo" thúc đẩy phong trào nổi dậy của quần chúng ở nông thôn đồng bằng và thành thị, phá bình định, thế kìm kẹp của địch, giành quyền làm chủ. Cụ thể, trong đợt đầu chiến dịch, bộ đội chủ lực và địa phương tác chiến nhỏ, đánh giao thông, căn cứ kho tàng... địch, nghi binh chiến dịch, lực lượng tại chỗ và nhân dân các địa phương chủ yếu đấu tranh phá lỏng thế kìm kẹp của địch, đưa phong trào quần chúng tiến lên, hoạt động dưới hình thức hợp pháp là chính. Khi chiến dịch chuyển sang tiến công theo "kế hoạch thời cơ" - các mũi tiến công của bộ đội chủ lực diễn ra mãnh liệt, các mục tiêu trọng yếu của địch bị tiêu diệt đã mở ra thời cơ thuận lợi cho phong trào nổi dậy của quần chúng đồng loạt diễn ra mạnh mẽ, đều khắp các địa phương. Lực lượng kìm kẹp của địch bị giải tán, chính quyền cơ sở bị xóa bỏ, chính quyền cách mạng ở ấp xã được thành lập.
Với thắng lợi Trị - Thiên - Huế mùa Xuân 1975, chúng ta không chỉ đập tan kế hoạch co cụm ở Trị - Thiên và kế hoạch bảo toàn lực lượng rút chạy về co cụm ở Ðà Nẵng của đội quân Việt Nam cộng hòa, mà quan trọng hơn lại tạo ra thời cơ chiến lược lớn cho quân và dân ta đẩy nhanh tốc độ tiến công vào phía nam, giải phóng Ðà Nẵng và một loạt hệ thống căn cứ, thành phố, thị xã khác của địch.
Thắng lợi to lớn của ta - thảm bại quá lớn của địch ở Trị - Thiên - Huế đã tạo ra phản ứng dây chuyền, giáng thêm một đòn chí mạng vào tinh thần, ý chí và sức chiến đấu của cán binh đội quân Sài Gòn, đẩy chúng lao sâu và nhanh hơn nữa đến bờ vực suy sụp về tư tưởng và tổ chức, uy hiếp trực tiếp đến tập đoàn phòng ngự của địch ở Quảng Nam - Ðà Nẵng nói riêng và phần đất còn lại ở miền nam nói chung. Ðến đây thế trận của địch vốn đã bị co hẹp, rối loạn, nay càng bị dồn nén, hỗn loạn hơn. Thắng lợi của Chiến dịch Trị - Thiên đã làm thay đổi hẳn tương quan lực lượng địch ta trên hướng tiến công chiến lược phía bắc, tạo ra thời cơ thuận lợi để quân và dân ta thần tốc tiến xuống phía nam, tiếp tục mở chiến dịch tiến công giải phóng Ðà Nẵng - Trung tâm liên hợp quân sự lớn của Mỹ và đội quân Việt Nam cộng hòa tại miền trung.
Kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng Trị - Thiên - Huế, giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước (1975 - 2015) là dịp để chúng ta ôn lại một trang sử liệt oanh và hào hùng bậc nhất của dân tộc Việt Nam vào thế kỷ 20; đồng thời tiếp tục khẳng định sự thành công xuất sắc trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành chiến tranh của Ðảng ta, trực tiếp là Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh; một bước phát triển vượt bậc về nghệ thuật chiến dịch của chiến tranh nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trong bối cảnh thực tế đặt ra của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, trực tiếp nhất là nhiệm vụ bảo vệ an ninh chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của đất nước, những bài học lịch sử, những kinh nghiệm thực tiễn được đúc kết từ Chiến dịch Trị - Thiên mùa Xuân 1975 vẫn giữ nguyên giá trị để tiếp tục nghiên cứu, vận dụng một cách phù hợp và sáng tạo trên cả phương diện chiến lược cũng như trong ứng phó với những tình huống bất thường diễn ra tại những khu vực có tranh chấp với đối phương trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hôm nay.
HUY NGUYỄN (Viện Lịch sử quân sự Việt Nam)
Read more…

SỰ TÀN KHỐC CỦA CHIẾN TRANH

21:20 |
- REDS.VN

Quy mô và sự tàn khốc của cuộc chiến tranh mà người Mỹ gây ra trên đất nước Việt Nam là điều mà những thế hệ sinh trưởng trong hòa bình không bao giờ có thể hình dung một cách trọn vẹn.
Tuy vậy, thông qua những hình ảnh lịch sử được ghi lại, chúng ta sẽ cảm nhận được phần nào âm hưởng của một thời đại đau thương mà cũng rất đỗi huy hoàng của đất nước mình…
Dưới đây là 47 bức ảnh tiêu biểu về cuộc chiến tranh Việt Nam do các phóng viên phương Tây thực hiện, được tổng hợp và giới thiệu trên trang BOSTON.COM.
Trực thăng Mỹ nã đạn vào những bụi cây để ểm trợ cho bộ binh VNCH trong cuộc tấn công vào một căn cứ của quân Giải phóng tại một địa điểm nằm ở Tây Bắc Sài Gòn, cách Tây Ninh 18 dặm về phía Bắc, gần biên giới Campuchia vào tháng 3/1965. (Ảnh: AP / Horst Faas).
Một chiếc xe tăng M41 của quân đội VNCH tiến vào một vị trí có quân Giải phóng ẩn nấp ở Sài Gòn, tháng 05/1960. (Ảnh: Bộ quốc phòng Mỹ).

Một trực thăng CH-46 Sea Knight của thủy quân lục chến Mỹ bốc cháy và lao xuống sau khi trúng hỏa lực mặt đất của đôí phương trong một chiến dịch Hastings ở phía Nam của vĩ tuyến 17 vào ngày 15/7/1966. Chiếc trực thăng đã bị rơi và phát nổ trên một ngọn đồi, làm một phi công và 12 lính thủy quân lục chiến thiệt mạng. Ba phi công thoát chết bị bỏng nặng (Ảnh: AP / Horst Faas).
Một người lính thủy quân lục chiến trẻ chờ đợi các đồng đội trong một cuộc đổ quân ở bãi biển Đà Nẵng, ngày 3/8/1965. (Ảnh: US Marine Corps).
Bom napalm của Mỹ phát nổ và tạo ra quầng lửa lớn ngay gần các binh sĩ Mỹ đang tuần tra tại miền Nam Việt Nam năm 1966 (Ảnh: AP).
Một người lính VNCH phải bịt mặt để tránh mùi tử khí khi vượt qua một con đường đầy xác lính Mỹ và Việt Nam sau cuộc đụng độ với quân du kích ở đồn điền cao su Michelin, khoảng 45 dặm về phía Đông Bắc Sài Gòn, ngày 27/11/1965. Hơn 100 thi thể đã được thu hồi sau trận đánh. (Ảnh: AP / Horst Faas).
Ronald A. Payne, một chiến binh thuộc Sư Đoàn 25 Bộ Binh của Mỹ đang kiểm tra một lối vào đường hầm bằng chiếc đèn pin cá nhân, trước khi chui xuống đó để tìm những người Việt Cộng hoặc các thiết bị của họ, tại địa điểm cách Sài Gòn 25 dặm về phía Bắc. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).
Tàu sân bay USS Forrestal nhìn từ trên không. Khảng một tháng trước đó, vào tháng 7/1967, một vụ nổ đã làm con tàu bị hư hại, cùng 132 binh sĩ thiệt mạng và 62 người bị thương trong khi thi hành công vụ tại vùng biển ngoài khơi Việt Nam. (Ảnh: U.S Navy).
Một chiếc trực thăng UH-1D đang xịt thuốc làm rụng lá trên một khu rừng rậm ở đồng bằng sông Cửu Long. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).
Ni cô Thích Nữ Thanh Quang tự thiêu trong một nỗ lực phản đối sự đàn áp Phật giáo tại chùa Diệu Đế ở Huế, 29/5/1966. (Ảnh: AP).
Lính dù của Tiểu Đoàn 2, Lữ đoàn dù 173 giữ các khẩu súng tự động trên vai cho khỏi ướt khi vượt qua một con sông trong cơn mưa, trong cuộc tìm kiếm vị trí của Việt Cộng tại khu vực rừng Bến Cát vào ngày 25/9/1965. (Ảnh: AP/Henri Huet).
Lực lượng an ninh VNCH áp giải chiến sĩ Việt Cộng Nguyễn Văn Lém (còn được gọi là Bảy Lốp) trên một đường phố Sài Gòn vào ngày 1/2/1968, khoảng thời gian đầu của cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân. (Ảnh: AP/Eddie Adams).
Anh đã bị giám đốc cảnh sát quốc gia, tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn thẳng vào đầu và hi sinh ngay sau đó. Tấm ảnh này đã châm ngòi cho một làn sóng phẫn nộ của người dân Mỹ. (Ảnh: AP/Eddie Adams).
Tướng Nguyễn Ngọc Loan cất khẩu súng của mình sau khi thực hiện vụ giết người. (Ảnh: AP/Eddie Adams).
Người biểu tình tại Berkeley, California tuần hành phản đối cuộc chiến tại Việt Nam vào tháng 12/1965. (Ảnh: AP).
Người biểu tình phản đối chiến tranh tập hợp bên hồ Phản Chiếu tại Washington DC ngày 21/10/1967. (Ảnh: AP).
Một căn cứ của quân Giải phóng chìm trong lửa gần Mỹ Tho vào ngày 5/4/1968. Phía trước tấm ảnh là binh nhất Raymond Rumpa, thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh, với khẩu súng vác vai không giật cỡ nòng 90mm. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).
Một chiếc chiến đấu cơ F-100D Super Sabre bắn ra một loạt tên lửa đường kính 2,75 inch vào vị trí đối phương, ngày 1/1/ 1967. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).
Một lính bộ binh Mỹ ngồi chờ đợi mệnh lệnh của một đợt tấn công với khuôn mặt được vẽ ngụy trang, tháng 8/1971. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).
Phụ nữ và trẻ em cúi mình trong một con kênh bùn để tránh đạn trong một cuộc giao tranh tại một vị trí cách phía Tây Sài Gòn khoảng 20 dặm, ngày 1/1/1966. (Ảnh: AP/Horst Faas).
Tử thi của một lính dù Mỹ bị chết trong chiến dịch ở khu rừng già gần biên giới Campuchia (Vùng C) được chuyển đi bằng máy bay trực thăng, năm 1966. (Ảnh: AP/Henri Huet).
Thuỷ quân lục chiến Mỹ chi lên từ các hố cá nhân của họ vào lúc bình minh sau đêm thứ 3 của trận chiến chống lại các cuộc tấn công liên tục từ phía Sư đoàn 324B của quân Giải phóng, ngày 21/9/1966. (Ảnh: AP/Henri Huet).
Các thành viên của Sư đoàn Không vận 101 chụp ảnh trong chương trình biểu diễn dịp Giáng sinh tại trại Eagle, ngày 23/12/1970. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).
Hoạt náo viên Sammy Davis đang khích lệ tinh thần cho các thành viên của các Sư đoàn Kỵ binh bay số 1 tại một điểm đóng quân bí mật, tháng 2/1972. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).
Một chiếc trực thăng tiếp vận tìm điểm hạ cánh trên đỉnh một ngọn đồi cháy rụi vì các cuộc giao chiến ở phía Tây của tỉnh Đắk Tô, khu vực Tây Nguyên, ngày 3/6/1968. (Ảnh: AP).
Một lính thủy quân lục chiến giúp đồng đội bị thương của mình rút lui dưới làn đạn của quân Giải phóng trong trận chiến ngày 15/ 5 1967 tại khu vực phía Nam khu phi quân sự ở miền Nam Việt Nam. (Ảnh: AP/John Schneider).
Những người phản chiến biểu tình bằng cách nằm tại khu vực Sheep Meadow, công viên trung tâm New York ngày 14/11/1969. Hàng trăm quả bóng được thả lên bầu trời, màu đen tượng trưng cho những người lính Mỹ đã thiệt mạng ở Việt Nam dưới thời Nixon và màu trắng là những người sẽ chết nếu cuộc chiến tiếp tục. (Ảnh: AP/J. Spencer Jones).
Tại khuôn viên Đại học Kent State ngày 4/5/1970, các sinh viên sơ cứu cho John Cleary sau khi anh bị lực lượng Cảnh sát Quốc gia Ohio bắn trong cuộc biểu tình chống lại việc mở rộng cuộc chiến tranh Việt Nam vào Campuchia. Anh đã sống sót. Bốn sinh viên khác đã bị giết chết và chín người bị thương trong cuộc biểu tình. (Ảnh: KSU/Doug Moore/REUTERS).
Bom napalm nổ giữa những ngôi nhà phía trước một đền thờ của đạo Cao Đài ở vùng ngoại vi của Trảng Bàng, ngày 8/6/1972. Phía trước là những người lính VNCH cùng nhân viên của nhiều hãng tin tức quốc tế khác nhau và tin tức quay phim và từ các tổ chức tin tức quốc tế khác nhau đến xem hiện trường. Có thể nhìn thấy tòa tháp của ngôi đền ở trung tâm của vụ nổ. (Ảnh: AP/Nick Ut).
Read more…

NGƯỜI ĐÀN ÔNG BỊ OAN LÂU NHẤT NƯỚC MỸ ĐƯỢC BỒI THƯỜNG

21:14 |
 Một người đàn ông Mỹ vừa được chính quyền nước này tuyên bố sẽ bồi thường hơn 1 triệu USD vì trước đó bị kết án oan và phải ngồi tù 39 năm vì tội giết người.

    Năm 1975, ông Ricky Jackson (ảnh), 58 tuổi cùng 2 người bạn thân là Wiley Brigeman và Kwame Ajamu đã bị kết tội giết người. Nhưng tháng 3-2014, nhân chứng Eddie Vernon đã rút lại lời khai của mình trước đây gần 40 năm khi thừa nhận rằng, anh ta chưa từng chứng kiến vụ giết người nào và bị buộc phải khai như vậy. Tuy nhiên, mãi tới cuối năm ngoái, ông Ricky Jackson mới được trả tự do cũng như được hủy toàn bộ bản án. Theo đó, Thẩm phán Tòa án bang Ohio đã quyết định bồi thường cho ông Ricky Jackson hơn 1 triệu USD cho suốt 39 năm tù oan. Số tiền này sẽ được trích từ trong ngân sách của bang. Tòa án bang Ohio còn cho biết, ông Ricky Jackson là người bị án oan lâu nhất từ trước tới nay trên đất Mỹ. 
    Read more…

    CHUYỆN CÁI CÂY VÀ ÔNG NGUYỄN BÁ THANH

    12:17 |
    Sau ngày nhậm chức chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, biết tin Chính phủ có cuộc làm việc với một số tỉnh trong đó có Quảng Nam - Đà Nẵng, Nguyễn Bá Thanh gợi ý xin một suất dự họp.
    Ông Nguyễn Bá Thanh - Ảnh: Đoàn Cường

    Anh gợi ý với lãnh đạo tỉnh:
    - Các anh xin cho Đà Nẵng một suất dự họp được không?
    - Nhưng đây là việc của cấp tỉnh. Bí thư Mai Thúc Lân trả lời.
    - Thì anh cứ thử xin để anh em một lần cho biết Chính phủ. Cả đời người chưa nhìn thấy Chính phủ bao giờ.
    - Cậu nhiêu khê quá.
    Những tưởng gợi ý khó được chấp nhận, nhưng gần đến ngày họp, Nguyễn Bá Thanh có tên trong đoàn của tỉnh, anh được phân công phát biểu mười lăm phút về tình hình Đà Nẵng.
    Nói chưa đã thèm
    Ra Hà Nội lần này, trong lòng Bá Thanh xốn xang với những trăn trở buồn vui. Kỷ niệm những năm học tập trên đất Bắc ập đến với anh, nhưng anh không có thời gian để ra Đông Triều thăm lại ngôi trường cũ thời phổ thông cũng như sang Trâu Quỳ - nơi có Trường đại học Nông nghiệp mà anh từng học.
    Anh phải tập trung suy nghĩ để trong mười lăm phút ngắn ngủi phải nói ra được những điều cốt lõi nhất, gây được ấn tượng nhất cho cử tọa. Đây là cuộc họp do đích thân Thủ tướng Võ Văn Kiệt chủ trì. Đối với một vị lãnh đạo biết lắng nghe và quyết đoán này, anh không thể bỏ lỡ cơ hội.
    Khi được giới thiệu phát biểu, Bá Thanh dù đã chuẩn bị kỹ nhưng cũng bị lố thời gian. Khi hết mười lăm phút, cán bộ văn phòng Chính phủ nắm áo anh giật mấy lần, nhưng anh vẫn cố trình bày cho hết ý kiến sang đến phút thứ mười tám. Đến giờ giải lao Thủ tướng đến chỗ Bá Thanh:
    - Cậu phát biểu thế đã hết ý chưa?
    - Thưa anh, mới nói được mấy ý chính thôi, chưa đã thèm tí nào. Nếu Thủ tướng cho một ngày thì nói mới đã.
    Thủ tướng vỗ nhẹ vào vai Bá Thanh:
    - Cậu về suy nghĩ thật chín đi. Sẽ có lúc để cậu nói cho đã thèm.
    Nguyễn Bá Thanh suy nghĩ hướng đột phá của Đà Nẵng là cái gì. Làm việc gì trước, việc gì sau. Chỉ một việc mở rộng đường Quang Trung mới đụng đến những cây xà cừ, vốn là loại cây không thích hợp trồng trên phố vì rễ nổi, thân to phá vỡ vỉa hè, mùa mưa bão lại dễ đổ vậy mà báo chí đã phản đối “xa rồi, xà cừ ơi...” thống thiết.
    Các đoàn thể xã hội, các bậc lão thành đã kiến nghị không được đụng đến hàng cây lâu năm này. Không đụng vào hàng cây xà cừ thì làm sao mở rộng đường? Những bài toán không phải dễ giải. 
    Và còn cả chục, cả trăm bài toán như vậy nữa.
    Bá Thanh vừa suy nghĩ, tính toán chuẩn bị cho buổi gặp Thủ tướng vừa nóng lòng chờ cuộc điện thoại từ văn phòng chính phủ. Mấy tháng trời trôi qua chưa có chuông reo.
    Một ngày được nói cho đã, nhưng đó là ngày nào? Hai phần ba đời người là chờ đợi. Bá Thanh cũng không thể nằm ngoài cái hai phần ba ấy.
    Người dân Đà Nẵng đau đớn khi đến viếng đám tang ông Nguyễn Bá Thanh - Ảnh: Lê Trung
    Rồi cuộc điện thoại từ văn phòng chính phủ đến. Bá Thanh cùng bốn người đứng đầu các thành phố trực thuộc tỉnh được triệu tập vào TP.HCM gặp Thủ tướng.
    Đà Nẵng được Thủ tướng cho phép trình bày một ngày. Bá Thanh đã cố gắng để trong quỹ thời gian đó nói lên được hết những suy nghĩ của mình. Đà Nẵng trình bày sau cùng. Đến lượt Thủ tướng hỏi anh:
    - Bây giờ nói chuyện ngoài lề trước khi vào chuyện chính. “Ông thị trưởng” hãy nói một câu thôi về Đà Nẵng.
    Bá Thanh trả lời ngay, tuy anh chưa chuẩn bị cho tình huống này.
    - Thưa Thủ tướng, nếu một câu tôi xin nói từ khi có Đà Nẵng cho đến ngày giải phóng chưa bao giờ đô thị này trực thuộc cấp tỉnh.
    Thủ tướng bỏ kính ra, thong thả nói:
    - Ông có thể nói thêm vài câu nữa chi tiết hơn.
    - Thưa, Đà Nẵng từ ngày thành lập là nhượng địa của Pháp, khi Pháp rút đi giao lại cho chính quyền Sài Gòn, lúc nào nó cũng trực thuộc trung ương. Hiện nay ta đặt cho nó mặc cái áo ngang cấp huyện, không thể nào phát triển được. Điều này dễ nhận ra, nhưng đã hai mươi năm rồi mà không thay đổi được. Việc nó bê trệ, ì ạch như vậy tại sao chẳng ai coi là lạ cả.
    - Ông có thể nói một câu nữa về tình hình kinh tế xã hội Đà Nẵng bây giờ.
    Nguyễn Bá Thanh có chuẩn bị câu này, nhưng anh chưa nói ngay, xin phép Thủ tướng uống hết ly nước.
    - Hải Phòng và Đà Nẵng là hai thành phố cảng, có tiềm năng kinh tế gần như nhau. Nhưng toàn bộ kinh phí của Đà Nẵng chưa bằng kinh phí của công ty vệ sinh Hải Phòng. Thưa Thủ tướng đó là bức tranh sinh động về thực trạng kinh tế xã hội của Đà Nẵng…
    - Đó là một chi tiết có sức sống, sẽ kiểm tra độ chính xác. Bây giờ ông hãy trình bày rõ ràng những điều ông chuẩn bị. Thời gian là một ngày đó nghe. Ông không cần phải đứng như vậy, cứ ngồi xuống cho thoải mái.
    Bá Thanh biết lúc này mình không nên vội vàng. Anh ngồi lại ngay ngắn rồi theo đề cương đã chuẩn bị mấy tháng nay, thong thả trình bày tất cả những điều về thành phố của anh, những đặc điểm địa lý, lịch sử của nó. Cái nó đã làm được và đặc biệt cái nó chưa làm được cùng với những giải pháp đưa nó tiến lên rõ ràng, cụ thể.
    Nhìn thái độ của những người nghe đặc biệt là sự chú ý lắng nghe của Thủ tướng, Bá Thanh biết phần trình bày của anh suốt trong một ngày có sức thuyết phục. Bá Thanh hiểu rằng được gặp Thủ tướng lần này là một cơ hội hiếm hoi, anh đã cố gắng để đạt những điều không chỉ riêng anh mà cả những người tâm huyết với thành phố mong muốn.
    Nhưng đó cũng chỉ là những đề xuất, trình bày còn nó có được lắng nghe và chấp nhận hay không, có được biến thành các chủ trương, nghị quyết của lãnh đạo hay không là câu chuyện khác, phải kiên trì chờ đợi và tiếp tục thuyết phục. Dù sao những điều bức xúc của Đà Nẵng đã đến chính phủ…
    Bài toán mở rộng đường Quang Trung
    Máy bay hạ cánh, lăn chậm trên đường băng sân bay Đà Nẵng do quân đội Mỹ xây dựng. Là sân bay lớn ở nước ta, máy bay B52 có thể hạ cánh được trong tình trạng khẩn cấp. Hai chục năm qua cảnh trí của nó vẫn vậy, chẳng có thay đổi gì.
    Bá Thanh nhìn thấy những đàn bò gặm cỏ ngay sát hàng rào đường băng và tự đặt câu trả hỏi không biết có lúc nào nó nhảy rào vào đường băng không? Những đàn bò đó góp phần cung cấp thịt cho thành phố, ăn thứ cỏ mà mười năm sau người Mỹ phải bỏ ra hàng chục triệu đôla để khử chất dioxin độc hại trong sân bay.
    Bá Thanh cũng không biết rằng người chăn dắt đàn bò đó là nhà thơ Tô Như Châu, người sáng tác bài thơ “Có phải em mùa thu Hà Nội”, vốn là nhân viên kỹ thuật của sân bay dưới chế độ cũ, người chưa từng ra Hà Nội.
    Sau này một nhà thơ có nói cho Bá Thanh biết điều đó, khi hỏi thăm thì Tô Như Châu đã mất vì xơ gan mấy năm trước. Cảnh xơ xác của sân bay cũng là một biểu tượng cho sự trì trệ của Đà Nẵng.
    Chánh văn phòng Ủy ban ra đón anh, vừa ngồi vào ghế anh ta nói:
    - Thưa anh về văn phòng em sẽ báo cáo một việc quan trọng.
    - Thì cậu cứ báo ngay đi, cần gì phải về đến văn phòng.
    Người Chánh văn phòng báo cáo với Bá Thanh việc mở rộng đường Quang Trung, một trong những con đường đẹp của thành phố, có những hàng xà cừ cổ thụ hàng trăm năm. Theo thiết kế phải chặt bỏ những cây xà cừ cổ thụ mới mở rộng được đường.
    Vừa mới thi công thì dư luận đã nhao nhao phản đối. Báo chí có nhiều bài thương khóc những cây xà cừ nghe rất não lòng. Nhiều người thuộc phái “xà cừ cực đoan” cho việc mở rộng đường Quang Trung là phá mất vẻ cổ kính của thành phố, hạ xà cừ xuống là triệt hạ những ký ức trăm năm.
    Vài bài báo giật tít lớn: "Xà cừ ơi xà cừ…" thống thiết. Đã có cả chục kiến nghị của người dân muốn thành phố ngừng thi công mở rộng đường. Theo Chánh văn phòng mấy ngày nay người ta bàn tán về đường Quang Trung như một sự kiện nổi cộm của thành phố.
    Từ sân bay về rồi ngồi ở văn phòng thêm một giờ nữa, Bá Thanh muốn nghe hết câu chuyện con đường. Khi người Chánh văn phòng dừng lại để xin ý kiến, Bá Thanh nói:
    - Cậu hỏi xem bên thiết kế giao thông có thể mở rộng thêm mỗi bên hai mét nữa được không?
    - Báo cáo anh mới mở từng ấy người ta đã kêu râm trời rồi, mở thêm nữa thì chưa biết còn thế nào nữa.
    Bá Thanh đang cầm tập hồ sơ đặt xuống bàn:
    - Thì trước sau người ta cũng kêu, nhân đây mình làm luôn một lần để sau này khỏi phải mở rộng lần nữa. Cậu sang ngay chỗ thiết kế đi. Sáng mai phải báo cáo để tôi biết, không được chậm trễ thêm.
    Lúc đó có điện thoại của Bí thư Lân: Cậu đã thấy Chính phủ chưa ? - Dạ thưa anh, thấy rồi.
    Read more…

    CHUYỆN CÂY LÂY SANG CHUYỆN NGƯỜI

    10:44 |
    Có lần Phùng Lão Gia đọc một bài báo của người nước ngoài, và sau đó lâng lâng tự hào mấy ngày liền khi Hà Nội là một trong ít thủ đô có nhiều cây xanh trên thế giới.

    - Nguyễn Phùng Mỹ
    Ai đã ra Hà Nội vào mùa thu, sớm tinh mơ, đứng ở khách sạn Phú Gia nhìn ra xung quanh Hồ Gươm, dù đầu óc có cục sạn to đến mấy cũng ra nhận ra vẻ đẹp tuyệt vời của đất kinh kỳ trong sương mù màu sữa lãng bảng phủ kín những cây đại thụ có từ thời cố tổ cao tằng, trong lòng thấy có chút gì đó rất chi là liêu trai.
    Bổng nghe xôn xao HN sẽ đốn bỏ 6.700 cây xanh đang có để trồng lại cây khác theo quy hoạch thì mình buồn thúi ruột. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại không lẽ để cho đời chút chít nó làm khi có những con đường nhôm nhoam giữa cây sấu đại thụ, "cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ" sống với cây keo lá tràm; cây khoẻ sống cạnh với cây mục ruỗng; cây vươn cao thẳng thớm sống với cây cong queo; cây rễ độc sống với cây rễ chùm ăn lan ra đường... Đó là chưa kể những con đường có từ lâu đời là những con đường vốn đã rất hẹp.
    Chỉ có điều do thiếu thông tin nên PLG cũng lo lo, giả dụ họ đốn cây chạy theo kế hoạch để "làm mới toàn thành phố" trong một thời gian ngắn nào đó thì thiện tai, thiện tai. Thành phố lúc này sẽ nham nhở như cái đầu tóc chó liếm, đã tốn một đống tiền bỏ ra lại còn mất vài năm bị nghe dân chửi.
    *
    Nhớ lại cách đây hơn chục năm, Khánh Hoà chặt bỏ hai hàng cây xà cừ cổ thụ dài mấy trăm mét ở đường Lý Tự Trọng (Nha Trang) để thay vào đó bằng cây sao đen đã tạo nên sóng cồn dư luận. Bởi, có thể nói đây mới chính là con đường rợp bóng cây xanh đúng nghĩa như trong thơ ca, nó đã đi vào ký ức, kỷ niệm của vài thế hệ, thế nên bị các lão thành, dân tình phản ứng dữ dội, đơn thư tới tấp gửi lên tỉnh. (Nói thêm một tý, sau cái vụ này mấy xếp nhà ta chờn, khi mở rộng con đường Pastor thì không dám chặt cây to, thành ra bi giờ có con đường lạ nhất Việt Nam là vậy).
    Nhưng nghe điếc tai cũng không thể không chặt bỏ, bởi hai hàng cây đường Lý Tự Trọng lâu năm này đã nặng nề, xiêu vẹo, nhiều cây có rễ trồi lên cày vỡ mặt đường nhựa, nguy cơ cây đổ, tai nạn khi có bão lớn.
    Giờ thì đường mở rộng, hai hàng cây thẳng tắp vút lên trời cao, ai cũng khen đẹp và...lãnh đạo làm đúng. Rồi biết đâu khi lớp chúng mình về thiên cổ, những cây này ngày một lớn thành đại thụ, trời xanh rợp, ríu rít tiếng chim này sẽ lại là nguồn cảm hứng cho yêu đương, mần thơ, viết nhạc của các thế hệ chút chít chúng ta đang sống.
    Và...biết đâu năm bảy chục năm trăm năm nữa nó lại được thế hệ sau đời chút chít chặt đi để trồng lại cây mới. Có kế thừa và phát triển mới bảo tồn được sự vĩnh cữu, ní nuận lói thế.
    Chào thân ái và quyết thắng !
    ------
    Read more…

    AI CÒN NHỚ ĐẾN ANH ẤY, ĐỈNH CAO CỦA TUYỆT THỰC

    10:32 |

    Read more…

    MÙA LOA KÈN NỞ

    10:31 |
    Tháng ba Hà Nội mưa phùn se lạnh
    Đến hẹn lại lên Loa kèn nở ngát rồi
    Em lặng lẽ đi trong mùa hoa ấy
    Mưa bụi vương đầy trong sắc trắng tinh khôi

    Những kỷ niệm lại ùa về náo nức
    Đi bên anh trong hương ngát la đà
    Mưa vẫn rơi cho đất trời gần lại
    Để tình yêu sáng mãi một màu hoa.
    Read more…

    ĐÓ CÓ PHẢI LÀ YÊU NƯỚC

    10:03 |
    LâmTrực@

    Vụ các báo VNExpress, Thanh Niên, Nông Nghiệp.v.v...đặc biệt là GDVN gọi nhóm Non-U là những người yêu nước đã làm dư luận bất bình. Những kẻ vong nô phản quốc, đám cơ hội chính trị vui mừng ra mặt.

    Cách làm báo như vậy là báng bổ vào sự thật.

    Sau những phản ứng ấy, nhà báo Duy Quang của báo Đời sống & Pháp luật đã có bài viết thể hiện sự công bằng hơn rất nhiều: Nhận định hành động nhóm “dư luận viên” ngăn cản tưởng niệm liệt sỹ Gạc Ma. Điều này đã thể hiện tinh thần cầu thị của một nhà báo, và theo tôi rất đáng trân trọng.

    http://www.doisongphapluat.com/xa-hoi/nhan-dinh-hanh-dong-nhom-du-luan-vien-ngan-can-tuong-niem-liet-sy-gac-ma-a87886.html

    Có lẽ, anh Duy Quang cũng như nhiều người khác, sau khi thấy có phản ứng của cộng đồng mạng đã tích cực tìm hiểu bản chất vấn đề và thấy rằng, sự thật là hoàn toàn không phải như các bài mà báo đã đăng.

    Xin được cung cấp thêm thông tin về nhóm Non-U để các báo tham khảo về "hành động yêu nước" của họ. Video sau đây cho thấy bản chất của nhóm này.

    Và cũng trân trọng kính tặng các phóng viên của VNExpress, Thanh Niên, Tuổi trẻ, Nông Nghiệp...đặc biệt là GDVN về cái gọi là "yêu nước" của các ông với No-U. 

    Yêu nước là giật cờ Tổ Quốc ném xuống đường? 

    https://youtu.be/zzHxS1_69zs 

    Mời xem:



    Và đây nữa:



    Read more…

    HẢI CHIẾN HOÀNG SA, GÀ NHÀ CẮN NHAU

    21:29 |



    Read more…

    VỤ THẢM SÁT MỸ LAI, LỊCH SỬ SẼ KHÔNG QUÊN

    21:27 |

    Tháng 3/2013, tạp chí Life của Mỹ đã đăng lại toàn bộ những bức ảnh do một nhiếp ảnh gia quân đội Mỹ ghi lại trong vụ thảm sát xảy ra ngày 16/3/1968 tại làng Mỹ Lai, tỉnh Quảng Ngãi khiến hàng trăm phụ nữ, trẻ em Việt Nam thiệt mạng.


    Qua nhiều thế kỷ, phương tiện để tiến hành chiến tranh đã thay đổi nhiều, từ ngọn giáo, cây cung thành lưỡi lê, đại bác, bom đạn rồi vũ khí nguyên tử. Nhưng dù là gì đi nữa, một khía cạnh đau xót không bao giờ thay đổi của chiến tranh, đó là cái chết thương tâm của những người vô tội.
    45 năm nhìn lại vụ thảm sát Mỹ Lai
    Chỉ tính riêng trong thế kỷ 20 vừa qua, hàng chục triệu dân thường đã bị giết hại và sẽ còn tiếp tục bị giết hại hoặc bị thương tật suốt đời bởi trên thế giới này, những cuộc xung đột khu vực, những cuộc nội chiến vẫn chưa bao giờ ngừng diễn ra.
    45 năm nhìn lại vụ thảm sát Mỹ Lai
    Những nạn nhân vô tội - đàn ông, đàn bà, người già, trẻ nhỏ… Họ có thể bị bắt, bị giết trong chiến tranh, gia đình kẻ còn người mất, li tán bởi bom đạn, cả thành phố bị bỏ hoang bởi những cuộc rải bom kinh hoàng.
    Cho tới tận hôm nay, hai từ Mỹ Lai vẫn nằm trong ký ức của những người Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam. Riêng hai từ Mỹ Lai có thể khiến họ nhận ra cuộc chiến mà họ từng tham gia vào là chính nghĩa hay phi nghĩa.
    Sự kiện vụ thảm sát xảy ra vào tháng 3/1968 tại một ngôi làng nhỏ có tên Mỹ Lai ở tỉnh Quảng Ngãi chỉ là một trong vô số những trường hợp đau thương khác mà người dân vô tội phải gánh chịu bởi những binh lĩnh Mỹ tham chiến.
    Phải nhấn mạnh rằng vụ thảm sát Mỹ Lai không phải là hành động tàn ác duy nhất do lính Mỹ gây ra tại Việt Nam, tuy vậy, nó nhận được nhiều sự quan tâm nhất và sau này trở thành một trong những sự kiện được biết tới nhiều nhất, chỉ bởi nó có hình ảnh lưu lại làm chứng cớ.
    45 năm nhìn lại vụ thảm sát Mỹ Lai
    Lời sám hối muộn màng: "Tôi luôn nghĩ rằng có ai đó sẽ bất ngờ chỉ một ngón tay vào tôi và nói rằng: Hắn là một trong số đó."
    Còn biết bao nhiêu hành động ghê rợn như thế hoặc hơn thế vì thời gian mà dần dần bị chìm vào quên lãng. Nếu những sự kiện đó được liệt kê đầy đủ, hẳn “người Mỹ sẽ còn kinh sợ và xấu hổ hơn nhiều” – tờ Life nhận định.
    Ngày 16/3/1968, hàng trăm người (ở nhiều tài liệu khác nhau, những con số được đưa ra cũng khác nhau, trong đó số lượng thương vong giao động từ 347-504 người), người già, người trẻ, phụ nữ, trẻ em, và cả trẻ sơ sinh bị giết hại bởi hơn 20 binh lính của Đại đội Charlie thuộc Tiểu đoàn số 1, Trung đoàn bộ binh số 20, Lục quân Hoa Kỳ.
    Sau cuộc thảm sát này, chỉ có thiếu úy William Calley bị tuyên bố phạm vào tội ác chiến tranh. Ông ta bị kết án vào tháng 3/1971 – 8 năm sau khi xảy ra vụ việc với con số người thiệt mạng dưới họng súng của Calley được ước tính khoảng 22 người. Calley chỉ phải ngồi tù 3 năm rưỡi với hình thức quản thúc tại gia.
    45 năm nhìn lại vụ thảm sát Mỹ Lai
    William Calley xuất hiện trên bìa tờ tạp chí Esquire - số ra tháng 11/1970 với tiêu đề "Lời thú tội của thiếu úy Calley". Sau này, Calley cũng thú nhận rằng: "Không một ngày nào trôi qua tôi không cảm thấy hối hận vì những gì đã làm ngày hôm đó tại Mỹ Lai".
    Có lẽ thế giới đã không biết tới những cái chết thương tâm, những cuộc tra tấn, hành hạ ghê rợn này của lính Mỹ tại làng Mỹ Lai nếu không có một nhiếp ảnh gia quân đội mang tên Ron Haeberle đi theo cuộc càn quét của lính Mỹ ngày hôm đó.
    45 năm nhìn lại vụ thảm sát Mỹ Lai
    Đi theo Đại đội Charlie, Haeberle chờ đợi sẽ ghi lại hình ảnh về một cuộc đụng độ giao tranh giữa lính Mỹ và Việt Minh nhưng thay vào đó ông đã dùng chiếc máy ảnh để ghi lại những cảnh tàn sát không thể diễn đạt bằng lời.
    45 năm nhìn lại vụ thảm sát Mỹ Lai
    Hơn một năm sau, khi nhiếp ảnh gia này quay trở về quê hương ở thành phố Cleveland, bang Ohio, ông đã gửi một vài bức hình tới tờ báo của thành phố, tờ Plain-Dealer để đăng tải vào cuối tháng 11/1969.
    45 năm nhìn lại vụ thảm sát Mỹ Lai
    Vài tuần sau đó, vào ngày 5/12/1969, tạp chí Life đã cho đăng tải toàn bộ seri ảnh của nhiếp ảnh gia Haeberle cùng câu chuyện đằng sau những tấm ảnh. Người dân Mỹ bàng hoàng về những gì xảy ra cách họ nửa vòng trái đất, và những tội ác đó lại do chính con em họ - những người đàn ông Mỹ gây ra.
    45 năm nhìn lại vụ thảm sát Mỹ Lai
    45 năm nhìn lại vụ thảm sát Mỹ Lai

    45 năm sau sự kiện kinh hoàng đó, tạp chí Life đánh dấu sự kiện này bằng việc cho đăng tải lại bộ ảnh năm xưa. Họ đặt câu hỏi, điều gì đã làm nên lòng dũng cảm quật cường không lý giải nổi của người Việt Nam? Đương nhiên, lòng dũng cảm đó cần một đối trọng tương xứng. Đó chính là những vụ thảm sát như ở làng Mỹ Lai.
    45 năm nhìn lại vụ thảm sát Mỹ Lai
    45 năm nhìn lại vụ thảm sát Mỹ Lai
    Dù sự thật có được lật đi lật lại để phân định đúng sai, trắng đen thì cũng chẳng thể nào khiến những con người đã chết trong tức tưởi của 45 năm trước có thể quay trở lại. Sau nhiều thập kỷ hòa bình, khi ký ức kinh hoàng của người Việt Nam về chiến tranh dần nhòa mờ, chúng ta vẫn còn lại những hình ảnh đau thương này làm vật chứng.

    Read more…