KẺ ĂN CƯỚP BAO GIỜ CŨNG HẬM HỰC

19:55 |
Trung Quốc cho rằng ASEAN không liên quan đến tranh chấp chủ quyền Biển Đông khi Tổng thư ký ASEAN cho biết hiệp hội bác bỏ "đường 9 đoạn" của Bắc Kinh.
Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh. Ảnh: Reuters
Trong một phát biểu với nhật báo Philippines Manila Times vào 4/3, ông Lê Lương Minh, Tổng thư ký ASEAN, cho biết Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á bác bỏ cái gọi là “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc dùng để khẳng định yêu sách chủ quyền tại Biển Đông.
Theo Tổng thư ký Lê Lương Minh, sự hội nhập của toàn khối Đông Nam Á có thể bị ảnh hưởng nếu xảy ra “bất kỳ một hành vi thù địch hay xung đột nào” trong khu vực.
Reuters dẫn lời ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hôm qua cho rằng Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh "đã nhiều lần đưa ra các tuyên bố không phù hợp với thực tế hoặc không phù hợp với vị trí của ông" về tình hình Biển Đông. 
Hồng Lỗi cho rằng hiệp hội ASEAN không phải là một bên liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông. Trong khi đó Trung Quốc đã ký với ASEAN Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002. Hai bên cũng đang xúc tiến việc ký kết Bộ Quy tắc ứng xử của các bên (COC). Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông với nhiều thành viên ASEAN, trong đó có Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. 
Trung Quốc đã đưa ra cái gọi là "đường 9 đoạn" nhằm đòi kiểm soát hầu hết khu vực Biển Đông. Nhiều nước và các chuyên gia quốc tế cho rằng "đường 9 đoạn" của Bắc Kinh là vô căn cứ, không phù hợp với luật pháp quốc tế. 
Trung Quốc gần đây đang tăng cường việc bồi đắp các đá ở Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam, nhằm biến thành các đảo nhân tạo. Việt Nam nhiều lần đề nghị Trung Quốc ngưng hoạt động phi pháp này. Các nước khác như Mỹ, Philippines cũng lên tiếng phản đối và cảnh báo nguy cơ xung đột trong khu vực nếu Bắc Kinh hoàn thành việc xây dựng các cơ sở hạ tầng được cho là căn cứ quân sự này
.
Read more…

HAI CẢNH SÁT BỊ BẮN TRỌNG THƯƠNG TẠI FERGUSON

15:50 |

Trong khi ngăn chặn một đám đông người biểu tình ở TP Ferguson, bang Missouri – Mỹ, 2 sĩ quan cảnh sát bị những kẻ quá khích bắn và bị thương nặng.

Đài BBC (Anh) cho biết vụ đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình diễn ra từ lúc nửa đêm 11-3. Đám đông ùa vào khu vực do lực lượng an ninh đang làm nhiệm vụ ở TP Ferguson khiến bạo loạn lập tức nổ ra.
Cảnh sát trưởng quận St Louis, ông Jon Belmar, thông báo một nhân viên bị bắn vào mặt, người còn lại trúng đạn vào vai. Cả hai được chuyển tới bệnh viện do vết thương rất nặng. Tuy nhiên, họ đều tỉnh táo.

Cảnh sát Ferguson đụng độ người biểu tình đêm 11-3. Ảnh: BBC

Ông Belmar cho biết cảnh sát thu được ít nhất 3 vỏ đạn tại hiện trường. Những kẻ nổ súng nhắm mục tiêu thẳng vào lực lượng an ninh chứ không phải đạn bay lạc, ông Belmar cho biết thêm.
Một người biểu tình tên Keith Rose kể lại ông nhìn thấy một viên sĩ quan người bê bết máu, được các đồng nghiệp kéo lê trên nền đất, để lại một vệt máu dài sau lưng. Nhóm biểu tình sau đó bị nhà chức trách tạm giữ để lấy lời khai.
Kể từ vụ thiếu niên da đen Michael Brown (18 tuổi) bị sĩ quan cảnh sát Darren Wilson bắn chết hồi năm ngoái, bạo loạn bùng lên ở TP Ferguson cùng tình trạng cướp bóc và đập phá. Cộng đồng da màu trong thành phố đề nghị đưa ra cáo buộc hình sự chống lại ông Wilson, nhưng kết luận cuối cùng của tòa án tuyên người này không có tội và tha bổng.
Hôm 11-3, Cảnh sát trưởng thành phố Ferguson Thomas Jackson tuyên bố từ chức sau khi các kết quả điều tra liên bang cáo buộc sở cảnh sát này phân biệt chủng tộc. Trước ông Jackson, một quản lý thành phố, một thẩm phán, hai cảnh sát và một thư ký tòa án đã từ chức hoặc bị sa thải vì các kết quả điều tra trên.
P.Nghĩa (Theo BBC)
Read more…

TUỔI TÁC ĐÂU PHẢI LÀ VẤN ĐỀ

09:10 |

Read more…

CÙNG CHINH PHỤC CAO NGUYÊN ĐÁ BẰNG XE BÁN TẢI

08:58 |

Tạm thời rời xa chốn phồn hoa đô thị, những con đường tắc nghẽn, chúng tôi sắp xếp hành lí lên xe, tay nắm vô lăng, nhắm hướng cực Bắc của Tổ quốc, khám phá triền văn hóa vùng cao Hà Giang.Chúng tôi lựa chọn cho mình Nissan Navara, Toyoa Hilux và Ford Ratnger – những “chiến binh” Pick-up vừa khỏe, gầm cao, lại có cabin thứ 2 để hành lí rất tiện lợi, phù hợp với những chuyến du ngoạn dài ngày.
Ai cũng muốn trải nghiệm, muốn thử thách bản thân và hòa mình vào thiên nhiên hùng vĩ, để thấy cuộc sống còn muôn vàn điều kì thú mà ta còn bỏ ngỏ. Sẽ là thiếu sót nếu không đề cập đến những con đường quanh co ngoằn nghoèo mạo hiểm mà bất kì “bác tài” nào cũng muốn thử sức, chinh phục. Đã không dưới bốn lần tôi đến với Hà Giang, nhưng chưa bao giờ thôi hết đam mê với mảnh đất này. Bởi tất cả đều giống như một thứ “bùa yêu” khiến mọi người mê mẩn.
Sáng sớm khởi hành từ Hà Nội, cái lạnh thấu xương chẳng ngăn được những trái tim nóng hổi, những đôi chân muốn bước tới. Ba chiếc xe nối đuôi nhau chạy dọc theo quốc lộ số 2, qua Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, hướng lên những huyện vùng cao của Hà Giang. Đường đồng bằng dường như không phải là nơi để các “chiến binh” pick-up thử sức. Nissan Navara chiếm ưu thế hơn khi sở hữu động cơ diesel khỏe 174 mã lực và hộp số sàn 6 cấp. Chiếc xe mang thương hiệu Nissan thường dẫn đầu và luôn dễ dàng tăng tốc nới rộng khoảng cách với hai chiếc xe còn lại. Tuy nhiên, Toyota Hilux không vì thế mà kém cạnh, những ai cầm lái Hilux luôn dễ dàng làm quen với chiếc xe này. Hilux cho cảm giác lái tốt và sự linh hoạt khi vận hành. Dừng chân nghỉ trưa ở thành phố Hà Giang, hành trình 250km đường đồng bằng chưa chứng minh được nhiều khả năng của những chiếc pick-up, chưa có đối thủ nào thực sự vượt trội khi xếp ba chiếc xe lại với nhau.
Chúng tôi tiếp tục hành trình hơn 40km đi tới Quản Bạ bắt đầu cuộc chinh phục núi đồi. Từ đây hoàn toàn không có khái niệm về những con đường dễ đi, mặt đường ngày một xấu và chiều rộng khổ đường ngày một bó hẹp. Có lúc, hai chiếc xe tránh nhau mà phải ép sát ra phía vực. Chúng tôi đã quen với những tình huống đó nhưng vẫn đề cao cảnh giác vì an toàn luôn là mục tiêu hàng đầu.
Trong 3 chiếc pick-up, Ford Ranger là chiếc có tuổi đời cao nhất, nhưng sự mạnh mẽ và tính bền bỉ của Ranger vẫn khiến “những người bạn đồng hành” còn lại phải e ngại. Phải mất một lúc tôi mới có thể làm quen với chân ga và chân côn của xe vì nó khá nặng, nhưng khi đã quen thì Ford Ranger sẽ cho một cảm giác thật hơn mỗi khi sang số.
Hilux thì khác, những ai từng một lần cầm lái Hilux đều đánh giá cao về sự thân thiện của nó. Vô lăng của chiếc xe dễ dàng điều khiển, cho cảm giác lái tốt. Bàn đạp côn, ga, phanh nhẹ nhàng. Một lợi thế nữa của Hilux là tầm quan sát trong cabin rộng, khi tránh xe đi ngược chiều trên các đoạn đường hẹp, người lái sẽ ít gặp trở ngại hơn khi phải căn chỉnh và quan sát. Cảm giác lên đến đỉnh đèo sau khi cầm lái qua những con đường uốn lượn như thân mình một con rắn thật phấn khích. Khi dừng chân nghỉ tại “Cổng trời” – một điểm cao của Quản Bạ, nhìn xuống, mọi người không khỏi trầm trồ trước vẻ đẹp hùng vĩ mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này.
Chúng tôi quyết định nghỉ một đêm tại Quản Bạ sau cả buổi chiều vừa đi vừa tác nghiệp, ngắm cảnh dọc cung đường Hà Giang – Quản Bạ. Đứng ở trên cao nhìn xuống Núi Đôi, cả thị trấn Tam Sơn lúc xế chiều ẩn hiện trong sương tạo nên một bức tranh với vẻ đẹp huyền ảo. Ở nơi đây là thế, mỗi mùa, mỗi thời điểm đều mang một vẻ đẹp riêng khó cưỡng.
Mọi người ăn tối với những món ăn dân tộc có thể lạ lẫm với những người miền xuôi, nhưng lại là thứ giản dị, là đặc sản ở miền sơn cước như: thị trâu gác bếp, xúc xích xông khói, rau tầm bóp, măng đắng… Nhấp một ngụm rượu ngô -thứ rượu rất riêng ủ bằng men lá mà chỉ Hà Giang mới có, thấy ấm lòng giữa vùng núi giá lạnh. Đêm nằm trong chăn ấm, nhớ lại những khuôn mặt của trẻ em vùng cao, áo phong phanh lang thang trong sương mà ban chiều vừa tình cờ bắt gặp, tôi thấy ám ảnh. Cố nhắm mắt, vì mai vẫn là cả một quãng đường dài cần chinh phục.
Sáng miền núi phủ sương mờ, tiếng gà gáy, tiếng chó sủa nghe đâu xa lắm. Dưới bản, khói bếp đã lên. Lại một buổi lên đường sớm trong hành trình. Nếu đi từ Hà Giang lên Quản Bạ đã khó, thì đường từ Quản Bạ lên tới Yên Minh, rồi Đồng Văn còn khó hơn. Chạy xe quãng một giờ đồng hồ mà cũng chỉ đi được nửa quãng đường. Đến non trưa mà sương mù vẫn dày đặc. Ba chiếc pick-up luôn bám sát nhau vì tầm quan sát vô cùng bất lợi, nhiều khi ở những đoạn cua tay áo xuống đèo, mọi người phải xuống xi-nhan cho các bác tài để tránh gặp rủi ro. Nhất là những lúc gặp xe đi ngược chiều, hai xe tránh nhau mà khoảng cách chỉ tính bằng centimet. Giữa một bên là vực, một bên là vách núi mà phía trước không nhìn thấy gì thì việc đi trong sương quả thực là nguy hiểm. Ở những đoạn đường “tắm” trong sương mù, đất cứ ướt và nhão ra, mặt cỏ ven đường cũng trơn tuột. Nhiều lúc dừng để tránh xe đi ngược chiều, xe phải táp vào lề toàn cỏ, đến khi xe chuyển bánh lại rơi vào tình trạng lốp xe bị trượt, không bám đường. Những tình huống như vậy đòi hỏi người lái xe phải xử lí một cách thật tỉnh táo, vừa khéo léo lại vừa cần dứt khoát. Cả Ranger và Navara đều dẫn động hai cầu, riêng Hilux là xe dẫn động cầu sau nên hơi khó cho chiếc xe của Toyota khi rơi vào tình huống xấu nói trên. Tất nhiên, chúng tôi đều biết mình cần phải làm gì để tiếp tục hành trình một cách an toàn.
Sau khi nghỉ trưa tại trung tâm huyện Yên Minh, chúng tôi tiếp tục lên đường khám phá cao nguyên đá Đồng Văn. Đây là địa điểm vừa chính thức được UNESCO công nhận là công viên địa chất đầu tiên ở Đông Nam Á. Len lỏi giữa đá và đá là những con đường hiểm trở nhưng đẹp mê hồn. Nhiều khi một bên là núi đá, một bên là vực sâu lởm chởm, khó mà hình dung ra đấy lại là một con đường. Xuyên qua cao nguyên đá, thỉnh thoảng mới gặp một nóc nhà. Nhà cheo leo giữa vách núi, dựa vào núi và được bao quanh bởi những hàng rào đá xếp uốn lượn một cách khéo léo.
Thật ngạc nhiên là ở một nơi chỉ có đá và đá, khô cằn và cô quạnh, thế nhưng nhiều dân tộc thiểu số vẫn gắn mình với mảnh đất này. Người ta vẫn nhìn thấy sự sống qua những ngọn ngô xanh mướt, qua những ruộng cải chỉ vài m2 trồng xen với đá. Phải đến nơi cằn cỗi, thiếu đất và thiếu nước này mới thấy được hết sự khó khăn của đồng bào dân tộc vùng cao. 
Rong ruổi theo những con đường lên tới tận đỉnh Lũng Cú – điểm cực Bắc của đất nước, chốc chốc lại bắt gặp một nhóm trẻ nô đùa. Có em nhoẻn miệng cười hở cả hàm răng sún gần hết, có em đứng nép bên vệ đường vẫy tay chào từ lúc thấy bóng xe đi đến cho tới khi khuất hẳn. Khuôn mặt nào cũng vậy, cứ đỏ ửng và căng lên vì lạnh. Trên những khuôn mặt ấy là những đôi mắt đen tròn đầy nghị lực. Với các em, việc cắp sách, cuốc bộ gần chục cây số đường núi đến trường là một cố gắng lớn mong thoát khỏi cái đói, cái nghèo.
Đường lên Lũng Cú, xe lăn bánh qua đất của người Mông vùng cao với những cái tên như Sín Lì, Ma Lé, Lũng Táo – những cái tên mới nghe đã thấy xa xôi, heo hút. Đường ở đây hẹp, cua liên tiếp, nhiều đá dăm và rất trơn. Tuy nhiên, cả ba chiếc xe đều tỏ rõ ưu điểm của mình qua những đoạn đường khó. Nếu Hilux “háo hức” dẫn đường vượt từng khúc cua này đến khúc cua khác thì Ranger bền bỉ và lì lợm, theo sau nó là một Navara mạnh mẽ nhưng điềm tĩnh.
Đường cứ uốn quanh hết ngọn núi này đến ngọn núi khác, khi lên thì như lên tới trời, khi xuống thì như xuống vực thẳm. Lái xe lúc này vần vô lăng không ngơi. Thi thoảng đoàn xe mới bắt gặp một bản làng, một cánh đồng hoa bạc hà dưới chân núi hay một vườn cải trổ hoa rộng mênh mông trải ra như thảm vàng dọc theo con đường. Đường khó đi thế nhưng cũng thơ mộng là thế.
Chúng tôi lên được đến cột cờ Lũng Cú thì trời cũng đã xế chiều. Những tia nắng hoàng hôn càng làm sắc cờ Tổ quốc thêm thắm đỏ. Cờ bay phần phật trong gió, người đứng dưới mà cảm thấy tự hào vì đang được có mặt ở vị trí thiêng liêng này.
Trở về thị trấn miền núi Đồng Văn nghỉ ngơi, chúng tôi dự định sáng ngày thứ ba sẽ vòng sang Mèo Vạc rồi mới quay lại thành phố Hà Giang với hành trình khoảng 150km. Ba chiếc pick-up lại được dịp thử sức mạnh và cả sức bền. Cõng cả người, cả đồ trên xe, “những chiến binh” lần lượt vượt đỉnh Mã Pì Lèng – con dốc cao hình sống mũi ngựa, vượt dốc chữ M lên xuống một cách lắt léo.
Quãng đường về, vẫn còn có quá nhiều điều gây ấn tượng trong tôi về vùng đất này. Hình ảnh sông Nho Quế vẫn xanh màu xanh muôn thưở, ẩn hiện trong mây. Hình ảnh một em bé dân tộc lấm lem, một tay cầm đèn pin, một tay cầm cuốc, đi ra từ mỏ quặng Mậu Duệ lộ thiên chứa antimon. Hình ảnh của núi non trùng điệp, kì vĩ đến lạ thường. Hình ảnh một anh chàng say rượu ngủ vắt vẻo trên lưng ngựa sau phiên chợ sáng… Tất cả cứ như trong một bức tranh mà ở đó vẻ đẹp của thiên nhiên và sự giản dị của con người quyện vào nhau.
Mất một ngày để đi từ Đồng Văn về tới Hà Giang, sáng ngày cuối cùng chúng tôi khởi hành về Tuyên Quang rồi đi theo đường 279 rẽ sang hướng Bắc Quang –Bảo Yên, sau đó dự định đi tiếp Mù Căng Chải để ngắm những công trình ruộng bậc thang nổi tiếng. Nhưng trời bắt đầu đổ mưa, đường 279 vì thế mà khó đi hơn rất nhiều, con đường này ngày nắng thì bụi mù mịt, đến khi mưa thì những chiếc xe lại đánh vật với bùn. Qua những đoạn toàn bùn đỏ đặc quánh, nhìn chiếc Navara leo qua những cái rãnh lớn mà lốp xe tải để lại, rồi chiếc Hilux khéo léo đi qua giữa vũng bùn, Ranger “nghếch” đầu gầm gừ qua một chiếc cầu tạm mới thấy sự thú vị của pick-up và offroad.
Tới Phố Ràng (Bảo Yên – Lào Cai) thì cũng đã quá trưa, sau khi nghỉ ngơi và bàn kế hoạch hành trình, mọi người quyết định quay về Hà Nội sớm hơn dự định. Thời tiết ngày càng xấu đã gây cản trở cho hành trình chinh phục núi đồi phía Bắc. Nhưng, từng đó cây số, từng đó kiểu đường cũng đủ để chúng tôi kịp nhận ra một Nissan Navara mạnh mẽ, một Toyota Hilux linh hoạt và một Ford Ranger bền bỉ.
Về Hà Nội, nhớ Hà Giang, nhớ quãng đường hơn 1200km, và nhớ cả những chiếc pick-up. Có lẽ, sẽ sớm thôi, chúng tôi lại lên đường.
Autonet
Read more…

NHỮNG NGÔI ĐỀN NÊN ĐẾN MỘT LẦN TRONG ĐỜI

08:53 |
Đền Lotus
10-Lotus_1425982468.jpg
Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì ngôi đền này có hình dáng giống như một bông hoa sen. Đây là đền thờ nổi tiếng nhất của đạo Bahá’í. Các cánh hoa sen của ngôi đền được làm từ 27 tảng đá cẩm thạch khổng lồ. Kể từ khi mở cửa vào năm 1986, ngôi đền trở thành điểm đến đông khách du lịch nhất ở Delhi, Ấn Độ.
Đền Ranakpur
9-Ranakpur-Temple.jpg
Đền được xây dựng vào thế kỷ thứ 15, thờ đấng tối thượng Adinatha (người sáng lập ra giáo phái Jain). Tượng thần được thờ trong đền tính đến nay đã có hơn 2.000 năm tuổi. Đền gồm 29 không gian cúng lễ được trải rộng trên nhiều mức khác nhau, bao phủ diện tích hơn 4.000 m2. Nơi đây được xem là ngôi đền lớn nhất và đẹp nhất của giáo phái Jain ở Ấn Độ.
Taktsang Dzong
8-Taktsang-Dzong.jpg
Tu viện Taktsang Dzong là địa điểm thiêng liêng của Phật giáo trên dãy Himalaya, nằm ​​cheo leo bên vách đá của thung lũng Paro, Bhutan, được xây dựng từ năm 1692. Vách núi nơi tòa tu viện ngự trị cao hơn thung lũng bên dưới 100 mét. Dù đứng từ tu viện nhìn xuống hay đứng từ thung lũng vái vọng lên trên, cảnh tượng tu viện cổ xưa này đều vô cùng ngoạn mục.
Chùa Phật Ngọc
7-Emerald-Buddha.jpg
Wat Phra Kaew hay Chùa Phật Ngọc là một ngôi chùa nổi tiếng ở Bangkok, nằm trong khuôn viên của Hoàng cung Thái Lan. Bức tượng Phật bằng ngọc mặc quần áo dát vàng là một trong những bức tượng Phật cổ nhất và nổi tiếng nhất trên thế giới.
Đền Heaven
6-Heaven.jpg
Ngôi đền Thiên đường ở Bắc Kinh thờ Đạo giáo của Trung Quốc. Ngôi đền được xây dựng từ năm 1406 đến năm 1420 dưới thời trị vì của Hoàng đế Vĩnh Lạc, người chịu trách nhiệm cho việc xây dựng Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh. Không chỉ vậy, đền còn được bao quanh bởi một công viên rộng lớn.
Golden Pavilion
5-Golden-Pavilion.jpg
Kinkaku-ji hay chùa được dát vàng là điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng nhất ở Kyoto (Nhật Bản). Ban đầu ngôi đền được xây dựng để làm nơi an dưỡng cho vua Shogun Ashikaga Yoshimitsu vào cuối thế kỷ thứ 14, và sau này đổi thành đền thờ cho con trai ông. Nhưng thật đáng tiếc, nó đã bị thiêu rụi vào năm 1950 bởi sự ám ảnh điên dại của một nhà sư trẻ. 5 năm sau, ngôi đền được xây dựng lại sao y nguyên bản gốc.
Harmandir Sahib
4-Harmandir-Sahib.jpg
Harmandir Sahib hay còn gọi là chùa Vàng là điểm thu hút chính ở Amritsar - địa điểm tôn giáo quan trọng nhất đối với người Sikh - Ấn Độ. Hằng năm nó thu hút hàng nghìn khách hành hương từ khắp Ấn Độ kéo về đây.
Đền Baalbek
3-Baalbek.jpg
Baalbek là một địa điểm khảo cổ ngoạn mục ở phía đông bắc Li băng. Được bắt đầu xây dựng từ thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, phải mất tới 200 năm người La Mã mới hoàn thành xong ba ngôi đền ở đây là  Jupiter, Bacchus và Venus. Đến nay vẫn còn rất nhiều cột đá khổng lồ cao 21m của di tích này còn sót lại.
Borobudur
2-Borobudur.jpg
Tọa lạc trên đảo Java của Indonesia, cách Yogyakarta 40 km về phía tây bắc, Borobudur là ngôi chùa Phật giáo lớn nhất và nổi tiếng nhất ở Indonesia. Borobudur được xây dựng trong khoảng thời gian khoảng 75 năm trong thế kỷ thứ 8 và thứ 9 của vương quốc Sailendra, với ước tính tốn hết khoảng 2 triệu khối đá. Nó đã bị bỏ rơi trong thế kỷ 14 vì lý do nào đó vẫn còn là một bí ẩn và nhiều thế kỷ nằm ẩn trong rừng dưới lớp tro núi lửa.
Angkor Wat
1-Angkor-Wat.jpg
Angkor Wat là ngôi đền lớn của Campuchia, được xây dựng dành cho vua Suryavarman II trong những năm đầu thế kỷ 12. Đây là ngôi đền duy nhất ở Angkor, vẫn tồn tại với tư cách là một trung tâm tôn giáo kể từ khi nó được dựng lên, đầu tiên là một ngôi đền cho đạo Hindu sau đó là một ngôi chùa Phật giáo.
Hà Đan
Read more…

KHÁM PHÁ LỰC LƯỢNG ĐỔ BỘ CỦA HẢI QUÂN NHÂN DÂN VIỆT NAM

08:36 |
Tàu đổ bộ (có thể gọi là tàu há mồm) được thiết kế để chở quân, xe tăng, xe bọc thép hỗ trợ chiến dịch đánh chiếm bờ biển.
Khám phá 'tàu há mồm' của Hải quân Việt Nam
Tàu vận tải đổ bộ là loại tàu có kết cấu đặc biệt cho phép chuyên chở phương tiện xe tăng, xe bọc thép lội nước, lính thủy đánh bộ vận chuyển đổ quân lên bờ trong các chiến dịch đánh chiếm bờ biển, đảo. Trong ảnh là một cuộc diễn tập đổ bộ đường biển của lực lượng Hải quân đánh bộ Việt Nam. 
Khám phá 'tàu há mồm' của Hải quân Việt Nam
Các tàu đổ bộ thường thiết kế với hai cánh cửa ở mũi tàu để mở ra cho phép các phương tiện cơ giới binh lính di chuyển ra vào "bụng tàu". Chính vì đặc điểm thiết kế này mà các loại tàu đổ bộ thường được gọi là “tàu há mồm”. Trong ảnh là tàu vận tải đổ bộ kiểu LST-542 (Mỹ sản xuất) của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Khám phá 'tàu há mồm' của Hải quân Việt Nam
Tàu LST-542 có lượng giãn nước 3.640 tấn (toàn tải), dài 100 m, tàu có khả năng chở hơn 100 lính Hải quân đánh bộ, xe tăng, xe bọc thép, 2 xuồng đổ bộ bộ binh (LCVP). Trong ảnh là xe bọc thép BTR-50 đang “bò từ bụng” tàu LST-542 trong chiến dịch giải phóng nhân dân Campuchia thoát họa diệt chủng năm 1979.
Khám phá 'tàu há mồm' của Hải quân Việt Nam
Boong tàu LST-542 có đủ không gian cho phép trực thăng hạng trung hạ cánh. 
Khám phá 'tàu há mồm' của Hải quân Việt Nam
Ngoài các tàu LST-542, Hải quân Nhân dân Việt Nam còn có trong trang bị vài tàu đổ bộ lớp Polnocny B (project 771).
Khám phá 'tàu há mồm' của Hải quân Việt Nam
Tàu đổ bộ hạng trung Polnocny B (project 771) do Ba Lan thiết kế chế tạo. Tàu có lượng giãn nước 834 tấn (toàn tải), dài 73m. Tàu trang bị 2 cụm pháo phản lực 140 mm 8 nòng dùng để yểm trợ hỏa lực cho đơn vị Hải quân đánh bộ đánh chiếm bờ biển.
Khám phá 'tàu há mồm' của Hải quân Việt Nam
Tàu đổ bộ Polnocny B (project 771) có khả năng chở 100 lính, 6-8 xe vận tải hoặc phương tiện bọc thép, 180 tấn hàng hóa. Trong ảnh, tàu Polnocny đang “há mồm, thè lưỡi”. 
Khám phá 'tàu há mồm' của Hải quân Việt Nam
Với sự phát triển của công nghiệp đóng tàu quân sự, Việt Nam tự lực đóng mới tàu đổ bộ cỡ nhỏ. Trong ảnh là tàu vận tải đổ bộ 600 tấn do nhà máy trong nước tự sản xuất. 
Khám phá 'tàu há mồm' của Hải quân Việt Nam
Cận cảnh “mồm há to” của tàu đổ bộ loại 600 tấn.
Khám phá 'tàu há mồm' của Hải quân Việt Nam
Hải quân đánh bộ và xe tăng lội nước Pt-76 di chuyển vào trong “bụng” tàu đổ bộ 600 tấn chuẩn bị cho cuộc diễn tập. 
Khám phá 'tàu há mồm' của Hải quân Việt Nam
Xe tăng lội nước Pt-76 “nhảy” ra từ trong bụng tàu đổ bộ di chuyển vào bờ. Tùy từng điều kiện chiến trường, các tàu đổ bộ có thể “mở mồm” ngay trên biển để các phương tiện tự bơi vào bờ hoặc áp sát bờ.
Khám phá 'tàu há mồm' của Hải quân Việt Nam
Tàu đổ bộ trung đội ST1200 do công ty đóng tàu 189 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đóng mới trang bị cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. Tàu ST1200 dài 12,8 m, rộng 3,1 m, chở được một xe ô tô hoặc 2,5 tấn hàng hóa.
Read more…

CHỈ CẦN MỘT LỜI NGƯỜI NÓI VẪN CÒN THƯƠNG

08:34 |



Chỉ cần một lời người nói vẫn còn thương
Bất chấp gió sương, em sẽ quay đầu lại
Ôm chặt lấy người và ở bên người mãi
Dành hết tim yêu để nối lại duyên mình.
Chỉ cần một lời người nói vẫn còn tin
Muốn được cùng em ngắm bình minh mỗi sáng
Tất cả tủi hờn làm trái tim vỡ rạn
Em sẽ quên đi...nhẹ nắm lấy tay người.
Chỉ cần một lời người nói muốn em vui
Muốn được thấy em luôn mỉm cười rạng rỡ
Em sẽ về trở về dù muôn ngàn cách trở
Ngồi xuống cạnh bên, nắm giữ hạnh phúc này.
Chỉ cần một lời người muốn nắm bàn tay
Xóa hết đắng cay của những ngày tháng cũ
Em sẽ lại tin và một lòng gìn giữ
Sẽ về bên anh giũ bỏ hết nhọc nhằn.
Lai Ka
Read more…

GÁC BÚT NGHIÊNG ANH LÊN ĐƯỜNG VÌ CHỦ QUYỀN TỔ QUỐC

08:31 |
Trong 64 liệt sĩ hy sinh ở đảo Gạc Ma (Trường Sa) năm 1988, liệt sĩ Nguyễn Văn Phương từng thi đậu trường Sĩ quan Lục quân 1, nhưng không đi học mà tham gia lực lượng hải quân bảo vệ biển đảo.

27 năm sau ngày xảy ra sự kiện hải chiến Trường Sa, di vật của liệt sĩ Nguyễn Văn Phương ở xã Mê Linh (Đông Hưng, Thái Bình) chỉ còn bộ quân phục hải quân, những lá thư ố vàng và giấy báo nhập học của trường Sĩ quan Lục quân 1 mà gia đình trân trọng gìn giữ. Những kỷ vật được cất kỹ trong tủ, bà Nguyễn Thị Gái ít khi dám lấy ngắm nhìn bởi mỗi lần thấy là nỗi nhớ thương con lại trào về, nước mắt lại rơi. 
IMG-1701-JPG-6903-1426034172.jpg
Liệt sĩ Nguyễn Văn Phương (sinh năm 1968) hy sinh trong trận hải chiến bảo vệ Trường Sa năm 1988. Ảnh: Hoàng Phương.
Bà Gái bảo, khoảnh khắc đau đớn nhất cuộc đời là lúc nhận tin con hy sinh. Sáng hôm đó, bà đang rửa mặt ngoài sân thì nghe đài báo tin về Gạc Ma, danh sách liệt sĩ hải quân lần lượt được đọc lên. Khi nghe các con bảo "Bu ơi, anh Phương hy sinh rồi", bà Gái còn quát lại "Nói láo". Sau khi nghe lại lần nữa thì bà ngơ ngẩn cả người.
Bà Gái luôn tự hào trong số 4 người con, anh Phương đẹp trai, học khá nhất, "chơi bóng cũng giỏi mà cấy lúa thì nhanh chẳng kém các cô gái trong làng". Năm 1985, khi học xong cấp 3, anh trúng tuyển vào trường Sĩ quan Lục quân 1 và có giấy gọi nhập học nhưng không đi. Đến đợt tuyển quân mới, anh đăng ký vào hải quân, đơn vị đóng tại Hải Phòng.
"Khi ấy, thằng bé cứ chần chừ rồi bảo không đi học nữa. Nó ước mơ trở thành chiến sĩ hải quân, lênh đênh trên biển như bố", người mẹ kể và hồi tưởng lại lúc con trai còn thơ bé thường thích đội chiếc mũ hải quân của bố đi chơi.
Ngày con trai nhập ngũ, ông Nguyễn Văn Mạo dành dụm mua cho anh đôi dép nhựa Tiền phong. Nhận được quà, chàng trai vui vẻ xách ba lô lên đường. Đơn vị đóng quân ở Hải Phòng, Quảng Ninh rồi chuyển vào Sài Gòn, anh đều viết thư về hỏi thăm bố mẹ, các anh em, họ hàng, rồi hỏi lúa cấy ở nhà có tốt không.
IMG-1670-JPG-9676-1426034172.jpg
Nguyện vọng lớn nhất cuộc đời bà Nguyễn Thị Gái là tìm thấy được hài cốt con trai. Ảnh: Hoàng Phương.
Lá thư cuối cùng anh viết ngày 6/3/1988, trước khi xuống tàu ra Gạc Ma. Như có linh cảm trước, anh bảo "từ nay con không viết thư về nữa, vì công việc bận, bưu điện lại quá xa" và dặn dò "Gia đình cứ yên tâm, đừng nghĩ ngợi nhiều cho con và con ra đi sẽ không hẹn ngày về. Bao giờ về là về thôi, chứ bây giờ cũng chẳng được về thăm gia đình nữa".
Có ai ngờ câu nói ấy thành sự thật. Ngày 14/3/1988, các tàu chiến của Trung Quốc ngang ngược lao lên đảo Gạc Ma, nổ súng vào bộ đội đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ các đảo Cô Lin, Gạc Ma, Len Đao. Chàng trai Nguyễn Văn Phương cùng 63 đồng đội hy sinh. 
Ngồi ở một góc giường nghe mẹ kể chuyện, chị Nguyễn Thị Thoa len lén lau nước mắt. Trong ký ức của cô em gái, người anh trai ấy rất hiền, luôn giành làm việc để em có thời gian học. Nhiều cô gái trong thôn thầm mến nhưng anh chưa để ý ai.
Ngày nhận được tin anh hy sinh, cô bé Thoa khi ấy khóc từ trường khóc về, đến nhà thì thấy sân trước sân sau đều chật kín láng giềng đến hỏi thăm. Ai nghe tin cũng ngờ ngợ, vì hòa bình rồi mà tại sao các anh lại hy sinh. "Mẹ tôi khóc ròng rã. Bố tôi khi ấy làm chủ tịch xã, nghe được tin là lúc ông đang vận động người dân đi xây dựng vùng kinh tế mới. Ông vẫn phải nuốt nước mắt làm cho xong nhiệm vụ mới về nhà. An ủi vợ con thật đấy, nhưng thi thoảng tôi vẫn thấy ông đứng ở góc nhà mà khóc, rồi đấm ngực thùm thụp", chị Thoa kể.
Ông Bùi Ngọc Trìu, cán bộ xã Mê Linh, nhớ mãi những kỷ niệm thời thơ bé khi còn học cùng trường làng với liệt sĩ Nguyễn Văn Phương. Ông Trìu lớn hơn anh Phương 3 tuổi nhưng chơi rất thân. "Cả đám thường đi chăn trâu rồi ra ngay con sông đầu làng tắm mát. Phương bơi cừ lắm. Có ai ngờ được cậu ấy lại hy sinh ở ngoài biển, đến nay còn chưa tìm được hài cốt".
IMG-1711-JPG-3998-1426034172.jpg
27 năm trôi qua, di vật còn lại của liệt sĩ Phương là bộ quần áo hải quân và những lá thư anh gửi về trước khi lên tàu ra đảo. Hài cốt anh vẫn còn nằm lại Trường Sa, chưa tìm thấy. Ảnh: Hoàng Phương.
Năm 2008, tàu của thợ lặn Lý Sơn (Quảng Ngãi) tìm được một phần hài cốt 64 chiến sĩ dưới con tàu HQ 604 ở độ sâu khoảng 20 m tại cụm đảo Sinh Tồn (Trường Sa). Bà Gái thấp thỏm hy vọng khi được lấy mẫu xét nghiệm ADN, nhưng rồi lại phải thất vọng khi không có kết quả.
Tay mân mê lần giữ từng nếp chiếc áo hải quân, người mẹ 80 tuổi bồi hồi tưởng tượng nếu anh không hy sinh thì bây giờ cũng có một gia đình nho nhỏ, lấy vợ, sinh cho bà những đứa cháu ngoan ngoãn.
"Ước mong duy nhất của đời mẹ là tìm được hài cốt của con, đưa về quê an táng. Ngày nào còn chưa làm được việc đó thì nỗi đau trong lòng mẹ vẫn chưa nguôi", bà Gái nghẹn ngào nói.
Cuối năm 1987, Trung Quốc đơn phương đưa tàu chiến hoạt động ở vùng biển Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Bộ Quốc phòng chỉ đạo Bộ Tư lệnh Hải quân tăng cường khả năng bảo vệ quần đảo Trường Sa. Đầu tháng 3, các tàu HQ 604, 605 mang theo lực lượng công binh và lực lượng ra Trường Sa cắm mốc chủ quyền, xây dựng cụm đảo chìm Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao trong chiến dịch CQ-88. Tàu HQ-505 làm nhiệm vụ trực tại Trường Sa nhận lệnh chuyển đến đảo Cô Lin.
Ngày 14/3/1988, các tàu chiến của quân Trung Quốc ngang ngược và bất chấp luật pháp quốc tế, dùng pháo lớn bắn vào các tàu HQ-604 ở đảo Gạc Ma, HQ-605 ở đảo Len Đao và HQ-505 ở đảo Cô Lin; cho quân đổ bộ lên đảo Gạc Ma nhổ cờ và nổ súng vào bộ đội Việt Nam.
Sau trận hải chiến, 2 tàu vận tải của Việt Nam bị chìm, 64 chiến sĩ hy sinh, 9 người bị bắt làm tù binh. Trung Quốc bị hư hại tàu chiến, thương vong 24 thủy binh, chiếm giữ trái phép đảo Gạc Ma.
Read more…

THẾ NÀO LÀ CỜ VÀNG

08:23 |

Read more…

TIỀN VÀ MẠNG CÁI NÀO QUAN TRỌNG HƠN

08:22 |

Khi Mỹ-phương Tây không hy vọng chính quyền Kiev giành thắng lợi bằng quân sự thì Minsk-2 là sự lựa chọn ít tồi tệ nhất cho họ.

Dưới sự hậu thuẫn của Mỹ-phương Tây, chính quyền của Tổng thống Poroshenko với Thủ tướng Yatsenyuk ra đời trong một cuộc bầu cử ngày 26/10 và không lâu sau đó, ngày 2/11, cũng thông qua bầu cử, 2 nước cộng hòa ly khai tại miền Đông Ukraine là Donetsk và Lugansk (DPR và LPR) dưới sự hậu thuẫn của Nga cũng ra đời.
Chính quyền Kiev do Tổng thống Petro Poroshenko đứng đầu không thể chấp nhận ly khai mà coi họ là quân khủng bố và quyết tâm mở chiến dịch tiêu diệt, đã biến thành cuộc nội chiến đẫm máu. Cuộc nội chiến chỉ dừng lại bằng hiệp định Minsk-2 sau khi quân Kiev bị thất thủ tại Debaltsevo.
Vấn đề đặt ra là tại sao chính quyền Kiev với binh hùng tướng mạnh… lại không tái chiếm những vị trí chiến lược đã mất?
Nguyên nhân quân sự
Về góc nhình quân sự, đừng nói là đội quân ATO (trừng phạt khủng bố) gồm chủ yếu 3 thứ quân: APU (quân đội chính quy Ukraine); các tiểu đoàn trừng phạt (thuộc quyền các đầu sỏ chính trị) và lính đánh thuê nước ngoài… là yếu kém về lực lượng, vũ khí so với quân ly khai.
Điều đáng chú ý nhất là trong 16 tiểu đoàn trừng phạt của các đầu sỏ chính trị này được trang bị đầy đủ, thiện chiến và hung hãn. Tuy nhiên, bản chất là lính đánh thuê, cho nên, nếu gặp phải một đội quân mạnh hoặc bị no đòn trong trận nào đó là ý chí chiến đấu “tuột dốc không phanh”.
Trận đại bại tại Debaltsevo là dấu chấm hết cho ý chí chiến đấu của các tiểu đoàn trừng phạt và lính đánh thê nước ngoài. Bắt đầu từ đây, sự hung hăng và đồng tiền không làm mờ hình ảnh chết chóc, khủng khiếp ghê rợn mà đối phương có thừa khả năng giáng đến cho họ.
Tiền và mạng sống, họ lựa chọn mạng sống, do đó, đừng mong đội quân này sẽ quyết tử cho Ukraine quyết sinh.
Sau trận đại thắng Debaltsevo, quân số của DPR và LPR ngày càng tăng, rất nhiều quân tình nguyện gia nhập, họ dự kiến sẽ có 90.000 quân. Trong khi đó, Kiev tổng động viên lần 3 nhưng mới đạt 20% yêu cầu.
Cố vấn của Tổng thống Poroshenko, ông Yuri Biryukov cho biết: “Huy động quân đội bao gồm cả người nghiện, trốn hình sự và kẻ ngốc…”

Thực tế qua 3 trận Ilovaysk, sân bay Donetsk và Debaltsevo đã chứng tỏ quân Kiev đông hơn, vũ khí có đủ từ Mỹ-NATO, nhưng thiếu tinh thần chiến đấu, yếu kém về chỉ huy tác chiến nên bại trận.
Điều đáng thất vọng là dù quân đông đến 250.000 đi nữa, dù được Mỹ-NATO viện trợ vũ khí đi nữa mà lính không muốn đánh nhau, tinh thần không có, khả năng tổ chức chỉ huy tác chiến yếu kém…thì cũng không thành vấn đề với quân ly khai.
Tại Debaltsevo, khi bên trong có chừng 8-10 ngàn quân mà ATO, ngay cả giải vây cũng không làm nổi, thì chứng tỏ quân Donetsk lỳ đòn và rắn như thế nào.
Tình hiện hiện nay, khi quân số đã đến 90 ngàn quân, có đủ các thứ quân (trừ hải quân), tinh thần chiến đấu của quân ly khai miền Đông hừng hực khí thế. Quyết tâm tấn công Mariupol của họ là có thừa, là “vấn đề trong 2 tuần”, nếu như Minsk-2 không còn tác dụng.
Tranh thủ Minsk-2, quân ly khai miền Đông tăng cường huấn luyện quân sự, họ đã diễn tập đến cấp tiểu đoàn tấn công hợp đồng với xe tăng. Theo đại diện của Bộ quốc phòng DNR thì đây là “điều không thể tưởng tượng nổi trong những tháng đầu tiên của xung đột”.
Khi Mỹ-phương Tây chính thức không viện trợ vũ khí sát thương; nền kinh tế Ukraine đang bên bờ vực thẳm… thì trên cơ sở đó, không vị tướng nào lại hạ quyết tâm tổ chức tái chiếm dù có thừa ngu ngốc.
Kiev đang đối đầu với một đội quân thiện chiến, trang bị vũ khí hiện đại, tinh thần ý chí cao, có mục tiêu lý tưởng rõ ràng là một đội quân giải phóng chứ không phải là quân khủng bố như Kiev tuyên gọi. 
Nguyên nhân chính trị
Hiện nay, chính quyền của Tổng thống Poroshenko là chính quyền thân Mỹ-phương Tây, của những đầu sỏ chính trị, trùm tài phiệt và nhóm phát xít từ Maidan…cho nên lợi ích nhóm cao hơn lợi ích quốc gia, chính quyền cao hơn chủ quyền lãnh thổ.
Điều này có nghĩa là mất Crimea hay mất miền Đông Ukraine không quan trọng bằng chính quyền của họ bị sụp đổ, không quan trọng bằng lợi ích của họ bị lung lay đe dọa.
Bằng chứng ư? Chẳng phải là đã có 2 nhà đầu sỏ chính trị đề xuất với Kiev “buông” DPR và LPR bằng “trưng cầu dân ý” đó sao và Hiệp định Minsk-2 như là chiếc ghế mà chính quyền của Tổng thống Poroshenko đang đứng trên đó với sợi dây thòng lọng treo cổ. Đạp bỏ chiếc ghế đi (tức đạp bỏ Minsk-2), chính quyền Kiev muốn lắm vì Minsk-2 là sự thua thiệt nhục nhã, nhưng mà hậu quả thế nào ai cũng biết.
Bằng chứng ư? Giới cầm quyền ở Kiev không có quốc thể. Chẳng có một quốc gia nào trên thế giới mà Thủ tướng, bộ trưởng, các đầu sỏ chính trị có thế lực trong chính quyền lại có quốc tịch là nước ngoài…ngoại trừ quốc gia được coi là vùng đệm (Thailand trong Hiệp ước Yalta sau thế chiến lần thứ 2 và Ukraine, ngay cả cái tên và hiện thực luôn là vùng đệm của Nga với các thế lực hung hãn ở phương Tây)…
Có thể nói, quốc gia Ukraine được “toàn vẹn lãnh thổ” dài nhất trong lịch sử bắt đầu từ năm 1990 cho đến ngày 23/2/2014, ngày mà chính quyền của Tổng thống Yanukovych bị lật đổ cùng với việc Crimea bị sáp nhập vào Nga, vẻn vẹn 24 năm.
Trong suốt 24 năm độc lập, Ukraine có đủ bộ máy nắm quyền lực nhưng luôn luôn khủng hoảng chính trị bởi các phe phái tranh dành quyền lực lẫn nhau khiến cho Ukraine không có một định hướng chiến lược phát triển và do đó thiếu mục tiêu chính trị rõ ràng.
Với Ukraine, từ trước đến nay, đáng buồn là khái niệm “độc lập” có nghĩa là được theo bên này hay bên kia. Một câu chuyện ngụ ngôn lưu truyền rằng, từ xa xưa, những bộ tộc ngây thơ ở Ukraina có lời mời mọc: "Đất của chúng tôi vừa rộng lớn vừa trù phú, nhưng ở đây lại không có luật lệ. Xin hãy đến đây và cai quản, trị vì vùng đất này".
Vâng, họ đã đến, và Nga đã mai mỉa Ukraine như “bang thứ 51 của Mỹ”.
Vậy thì, quyết tâm chính trị của giới cầm quyền Kiev cao đến mức nào, đến đâu, trước việc lãnh thổ bị chia cắt mà muốn đòi lại, “tái chiếm”, họ sẽ chịu hậu quả nghiêm trọng, giá sẽ rất đắt mà có khi mất sạch?

Rõ ràng, khi các chính khách tầm cỡ như Thủ tướng mà cũng nhập tịch nước ngoài để hộ thân…thì Ukraine chỉ được họ coi như “thương trường”, nhưng khi đã thành “chiến trường” thực sự, nguy cơ ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế, tính mạng, thì họ sẽ tính toán theo cách của con nhà buôn.
Đã dùng lực lượng quân sự hòng đè bẹp quân ly khai nhưng thất bại ngược. Ý chí chiến đấu của binh lính không còn.
Đặc biệt khi Mỹ-phương Tây không tin tưởng và tắt hy vọng vào thắng lợi quân sự của Kiev; khi xác định giá trị Ukraine không lớn trên bàn cờ chiến lược của họ, họ đã cùng Nga tạo ra Hiệp định Minsk-2 thì đó là lựa chọn tuy xấu nhưng an toàn, không tồi tệ hơn cho chính quyền của Tổng thống Poroshenko.
Đến đây, một câu hỏi lớn đặt ra là Mỹ-phương Tây đã bỏ rơi chính quyền Kiev? Minsk-2 là một “nốt dừng”, phản ánh sự luống cuống của Mỹ và phương Tây trước động thái quyết đoán của Nga hay là phương án hòa bình tối ưu cho cuộc khủng hoảng Ukraine?
Read more…